Tên thật: | Trần Tuấn Kiệt |
Nghệ danh: | Châu Thanh |
Năm sinh: | 1957 (67 Tuổi) |
Quê quán: | Tây Ninh |
Thế hệ: | Thế hệ 1975 - 2000 |
Châu Thanh tên thật là Trần Tuấn Kiệt, sinh năm 1958 tại xã Phước Chỉ, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Ông là con thứ ba trong một gia đình có 6 anh em, 4 trai, 2 gái. Bà con, bạn bè gọi tên ba Kiệt thân thương. Là một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng tại Việt Nam, ông được mệnh danh là Danh ca cải lương và Ông vua hơi dài bởi cách vào vọng cổ hơi dài độc đáo.
Châu Thanh là nghệ sĩ được khán giả yêu mến qua tuồng xã hội Vụ án Mã Ngưu. Và anh được xem là 1 trong những người ở Việt Nam có làn hơi dài nhất. Nghệ sĩ Châu Thanh thường hay có những phong cách hát mới và lạ mọi người thường gọi đó là "Trường Phái Châu Thanh".
Châu Thanh về hát cho Đoàn Cải lương Cao Nguyên, bắt đầu luyện hơi dài. Vào năm 1987 anh được lời mời gia nhập Đoàn Cải lương Trung Hiếu và bắt đầu khẳng định tên tuổi một nghệ sĩ có giọng ca hơi dài ấn tượng và có nét riêng biệt trong cách ca, xử lý ngân luyến với nghệ danh Châu Thanh. Gần 45 năm theo nghề, nghệ sĩ Châu Thanh đã tạo được nhiều dấu ấn trong hoạt động nghệ thuật. Khán giả luôn nhớ đến anh qua chất giọng trầm ấm và cách vào vọng cổ hơi dài. Sinh ra và lớn lên tại xã Phước Chỉ, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, anh là con thứ ba trong một gia đình có 6 anh em. Cuộc sống gia đình nông thôn nghèo khổ và vất vả đã hun đúc trong anh niềm khát khao làm nghệ sĩ để giúp gia đình thoát khổ. Châu Thanh học tới lớp 10 rồi thôi học ở nhà giúp cha mẹ trong việc đồng áng. Vì có cha là nhạc sĩ tài tử nên Châu Thanh học và ca thông thạo các bài bản cổ nhạc. Năm 1973, 16 tuổi Châu Thanh đã biết đàn guitar phím lõm, anh ca hay, đờn giỏi từ khi còn nhỏ.
Trong cuối thập niên 80, cụ thể từ năm 1987, nghệ thuật cải lương có hiện tượng nghệ sĩ ca dài hơi gây chấn động trong nghệ sĩ và khán giả. Đó là hai nghệ sĩ Châu Thanh và Phượng Hằng thuộc đoàn cải lương Trung Hiếu với vở tuồng Vụ Án Mã Ngưu của soạn giả Đăng Minh. Vở hát Vụ án Mã Ngưu đã một thời gây cơn sốt vé ở những rạp hát mà đoàn cải lương Trung Hiếu trình diễn. Cặp đôi làm mưa làm gió, ăn khách nhất vào cuối thập niên 80 cặp đôi Châu Thanh - Phượng Hằng là cặp đôi Cải lương cháy vé nhất thời điểm đó.
Châu Thanh lập gia đình khá sớm. Vào năm 1982 anh kết hôn với vợ là nghệ sĩ Ngọc Huyền Châu (đào chánh đoàn Cao Nguyên). Châu Thanh và vợ quen biết khi anh ra bến xe trở về quê. Thời điểm này vợ của nghệ sĩ Châu Thanh là con nhà giàu và có rất nhiều người vây quanh, anh lại chưa có sự nghiệp trong tay. Nhưng với sự kiên trì, cuối cùng để chinh phục được vợ, nghệ sĩ Châu Thanh đã phải thuyết phục, lấy lòng bà ngoại của nghệ sĩ Ngọc Huyền Châu.
Khi đã có 2 con thì Châu Thanh và vợ chia tay, Châu Thanh nuôi con trai lớn Châu Tuấn còn vợ nuôi con gái lớn Châu Ngọc Linh đang sinh sống tại Hoa Kỳ. Sau 10 năm chia tay cả 2 nối lại tình xưa và sinh ra 2 người con đó là con gái thứ 2 ca sĩ Châu Ngọc Tiên và con trai út ChâuBảo hiện đang du học tại Hoa Kỳ.
Nguồn: Wikipedia
Thôi thôi Thy ơi đừng gọi tên anh nữa mà chi cho giây phút chia ly thêm nặng sầu đưa tiễn. Vì lát nữa đây giữa hai ta mỗi đứa một phương trời dịu viễn, thì em ơi lưu luyến mà chi yêu thương để làm gì rồi tình cũng chia ly, về đi em thôi về đi em hỡi, đừng gọi tên anh nữa mà chi cho mắt lệ... rưng... sầu
Em ơi ngày tháng năm xưa trong gió bảo nắng mưa tình không trọn vẹn đó là ngoài dự tính của đôi ta chứ anh biết rằng em không bao giờ vong tình lỗi hẹn thì giờ đây xin em hãy quên anh như quên một chiều vàng trong kỉ niệm để được an tâm khoác áo vu quy theo chồng lên kiệu hoa về bên ấy vì giờ đây anh chỉ là kẻ đứng bên vệ đường tiễn đưa kiệu hoa lần sau cuối rồi sẽ dấn thân vào trong gió bụi khi ánh tà dương vừa khuất dạng dưới chân đồi
Xưa van xin mộng thấy mình hóa bướm nay mối tình câm chưa nói được, tôi cũng muốn hóa thân thành bướm trắng để sang chơi thăm người mơ tưởng nghe mình
Thôi mình đành chia tay trong bóng đêm em về nơi cõi xa. Nặng mang ở tim đôi tình gian lao khó nhọc tâm tình đồng ý. Tình vợ chồng em nguyền thuỷ chung như cánh hoa tươi hồng sắc hương.
Nên lòng anh cứ mãi băng khuân xao xuyến, muốn nói với em bao lời thương nhớ, muốn gửi đến em với tất cả tâm tư để cho em hiểu được lòng anh trong
Em ơi, anh xin gửi vào kỹ niệm chuyện một tình yêu khi hai ta không còn chung lối. Bao lời nói yêu bao nhiêu mộng ước thôi đành chôn vào dĩ vãng
Khi chia tay anh dạo trên biển cảng. Biển một bên và em một bên. Biển ồn ào, em lại dịu êm. Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía. Biển một bên và em một bên. Anh ơi hình ảnh thật đơn sơ mà chất chứa biết bao ý tình ngọt ngào kỳ diệu. Nhưng em không muốn anh đắm say vào lòng biển cả như say một mùi hương lạ mà quen mất cả… em… rồi.
Dù muốn dù không dù lòng em có rộn rả mừng vui hay âm thầm đau khổ thì mai đây cũng tưng bừng pháo nổ vang vậy lời vui một chuyến xe hoa đưa em về bến
Chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm. Thấp thoáng con xuồng bé nhỏ mong manh. Nón lá đội nghiêng tóc dài con nước đổ. Hậu Giang ơi em vẫn đẹp ngàn đời. Hỡi cô mặc áo bà ba trông dáng thướt tha chèo xuồng qua sông Mỹ Thuận. Hãy ghé vào đây cho tôi nhìn rõ mặt xem có phải người yêu xưa đã cùng tôi biển hẹn… non… thề.