Tên thật: | Lê Văn Tứ |
Nghệ danh: | Lê Tứ |
Năm sinh: | 1975 (49 Tuổi) |
Quê quán: | Lai Vung, Đồng Tháp |
Thế hệ: | Thế hệ 1975 - 2000 |
Lê Tứ sinh ra và lớn lên ở quận Đức Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) trong gia đình mà bên nội ngoại đều là những tài tử miệt vườn. Lúc Lê Tứ 7–8 tuổi, ông nội, ông ngoại đi chơi đờn ca tài tử trong thôn xóm, thường hay dẫn Tứ đi theo chơi rồi từ đó được dạy ca vài bài bản nhỏ.
Từ những manh nha ban đầu ấy đã góp phần bồi đắp trong lòng Tứ ước vọng sau này được trở thành nghệ sĩ cải lương "chính hiệu".
Năm 1992, Tứ quyết định thi và đậu vào hệ trung học – khoa Diễn viên cải lương của Trường Nghệ thuật Sân khấu II (nay là Trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh TP Hồ Chí Minh). Ngày xa quê lên TP Hồ Chí Minh nhập học, hành trang của Tứ mang theo chính là lời dặn dò ân cần nhưng khá buồn cười của mẹ: "Mày ráng học giỏi để thành danh. Còn nếu học không xong thì ở trên luôn đó tự đi làm để sống đi nhen!"
Song, lời nói của mẹ đã là nguồn lực động viên cho Tứ rất nhiều khi đời sống sinh viên nhiều khó khăn và trong những ngày tháng mới ra trường lao đao, lận đận.
Năm 1998, có mặt tại Liên hoan Tài năng trẻ sân khấu toàn quốc tại Đà Nẵng, Tứ đã đạt giải đặc biệt "Thí sinh nhỏ tuổi nhất cuộc thi" với vai diễn Từ Hải trong trích đoạn Vương Thúy Kiều. Rồi với những gì đã đạt được cũng như sự động viên của thầy cô. Năm 2000, Tứ lại tiếp tục học lên hệ CĐ khoa Diễn viên.
Trong quá trình đang theo học tại trường, Tứ đã đến với Giải Triển vọng Trần Hữu Trang. Và 1 lần nữa với vai Lục Vân Tiên, Tứ đã đạt số điểm gần như tuyệt đối để được đặc cách thẳng vào vòng chung kết.
Sau đó, Tứ lại được nhà trường cử sang Pháp biểu diễn trong chương trình hợp tác giữa trường với cộng đồng người Việt tại Pháp. Ấn tượng sâu đậm nhất mà Lê Tứ có được trong chuyến đi xuất ngoại này chính là tình cảm của bà con khán giả dành cho nghệ thuật dân tộc.
Khi các nghệ sĩ biểu diễn, ai nấy đều im lặng lắng nghe và ở những đoạn cao rào hay mỗi khi các nghệ sĩ xuống hò vọng cổ, mọi người đều vỗ tay vang dội. Chính thái độ thưởng thức nghệ thuật nghiêm túc ấy đã khiến cho các nghệ sĩ như Tứ có được những phút thăng hoa trong diễn xuất.
Năm 2002, Tứ tốt nghiệp Trường CĐ Sân khấu Điện ảnh và được nhà trường giữ lại làm giảng viên môn kỹ thuật biểu diễn. Cùng với công tác giảng dạy, hiện Lê Tứ đang cộng tác với nhóm "Thắp sáng niềm tin" cũng như thường xuyên đi biểu diễn ở một số sân khấu.
Tham khảo: Wikipedia
Mẹ ơi lắng tiếng mưa đêm con nhớ mẹ nhiều thêm bao nỗi niềm luôn khắc khoải. Ngày tiễn con đi tìm tương lai nơi xứ lạ nước mắt tuông rơi lời từ tạ giấu trong… lòng.
Nhớ lắm cha ơi nhớ thửa ấu thơ cha chở con theo trên chiếc xuồng năm lá cũ. Thức thuốt thâu đêm đi gài rệp đất kiếm lấy miếng ăn đắp đổi qua... ngày.
Miền Cần Thơ gạo trắng nước trong, vui niềm vui ấm no cuộc sống... Xin cảm ơn những khúc nhạc lời thơ những câu hò điệu lý. Cảm ơn những giai điệu quê hương với tâm hồn người nghệ sĩ mang hơi thở miền Tây đi khắp nẻo... quê... mình
Cái "chợ" có hồi nào và bao nhiêu tuổi. Mà ai cũng bảo rằng Chợ Mới quê hương. Chúng tôi yêu nhau đã sáu năm rồi mà chưa thành chồng thành vợ. Cha thì gật đầu, mẹ thì quay ngang rồi bảo thằng Tâm có cái tính cộc cằn sợ sau này này con Hồng bị nó ăn hiếp
Gió rằng là rằng gió lạnh (hờ hớ hơ hơ hờ hơ). Gió lạnh cái đêm đông trường. Có tiếng đào hoa sau vườn anh Ba trống thế? Đã lỡ thì thôi anh cứ chờ gió đi hoang, chờ vầng nguyệt xế. Gió sẽ ươm hương cho người tình trẻ nguyệt lạc tàn canh ru nhẹ giấc mơ màng.
Biết bao kỷ niệm chúng mình bên nhau Cớ sao em lại vội vàng quên mau Còn đâu câu ước hẹn ban đầu Giờ đây như nước chảy qua cầu. Dẫu biết hợp tan là chuyện thường tình của trò đời dâu bể. Nhưng từ bóng tối cô đơn hỏi ai không đau đớn… riêng… mình.
Lất phất mưa khuya phố thị đèn đêm mờ trong lụa trắng. Con chim vịt từ đâu gọi đàn trong đêm vắng nghe quặn thắt lòng con bao nổi nhớ quê… nhà.