Tên thật: | Nguyễn Văn Cảnh |
Nghệ danh: | Minh Cảnh |
Năm sinh: | 1938 (86 Tuổi) |
Quê quán: | Chợ Lớn, Sài Gòn |
Thế hệ: | Thế hệ 1950 - 1975 |
Nghệ sĩ Minh Cảnh, tên thật là Nguyễn Văn Cảnh, sinh năm 1938 tại Chợ Lớn, Sài Gòn.
Minh Cảnh là nghệ sĩ cải lương sinh ra trong gia đình nghệ thuật.
Năm 1959, vốn mê hát cải lương, Minh Cảnh đã được ông Hai Sĩ dạy ca vọng cổ. Sau đó được nghệ sĩ vĩ cầm Văn Được hướng dẫn ca tài tử ở Đài Phát Thanh.
Năm 1960, ông được nghệ sĩ Văn Được và nhạc sĩ đàn cò Ngọc Sáu giới thiệu với bầu Long để theo hát ở đoàn Kim Chung. Trong thời gian này Minh Cảnh được nhạc sĩ Bảy Trạch dạy thêm nhiều làn điệu, rồi được ra sân khấu trong các vở: Người nghệ sĩ mù đất Hà Tiên, Phù Kiều trường hận, Tiếng cười Bao Tự, Tuyết phủ chiều đông, Chiều thu sầu ly biệt…
Năm 1961, nghệ sĩ Minh Cảnh nổi danh với bài vọng cổ "Tu là cội phúc" của soạn giả Viễn Châu và bắt đầu được mời thu đĩa ở hãng Asia, các làn điệu vọng cổ của soạn giả Viễn Châu như: Võ Đông Sơ, Lương Sơn Bá, Mưa trên phố Huế, Sầu vương ý nhạc, Chuyến xe lam chiều, Lưu Bình Dương Lễ, Lòng dạ đàn bà, Em bé đánh giày, Cô gái bán trái sầu riêng (với Mỹ Châu), Đời mưa gió, Ni cô và Kiếm sĩ (với Diệu Hiền), Người điên yêu trăng, Khóc cười, Hai bản đàn xuân (của Quy Sắc).
Năm 1963, đoàn Kim Chung 2 được thành lập, Minh Cảnh chuyển sang đoàn 2 và nổi danh qua các vở: Manh áo quê nghèo, Bên cầu vọng thê, Lưỡi kiếm thần, Lời thơ trên tuyết, Bức hoạ da người, Bẻ kiếm bên trời, Hận đầu xanh, Bích Vân Cung kỳ án, Trinh nữ lầu xanh.
Nguồn: Wikipedia
Tôi người viễn khách cô đơn dừng lại quán khuya giữa canh buồn hiu hắt, ngoảnh mặt nhìn xa sương rơi mờ mịt quán lạnh về khuya vàng vọt ánh trăng
Chiều nay mưa trên phố Huế. Kiếp giang hồ không bến đợi. Hạt mưa rơi vẫn rơi rơi hoài. Cho lòng nhớ ai.
Tại anh đó nên duyên mình dở dang, em nào mộng mơ quyền quý cao sang. Anh không mơ ước cao sang em chẳng mộng mơ quyền quý. Sao ai khiến xui chi cho hồ tan keo rã, cho vắng cho xa đôi đường đôi ngã ôm ấp niềm riêng thương nhớ… khôn… cùng. Khi xưa anh không nói nên đâu ngờ, để rồi anh trách em hững hờ, để rồi em trách anh ơ thờ.
Tàu đêm dân tàn. Tôi đến sân ga đưa tiễn người trai đi về ngàn. Cầm chắc đôi tay ghi vào lòng tâm tư ngày nay. Gió khuya ôi lạnh sao. Uớt nhẹ đôi tà áo.
Hò hơ ... Ghe chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm Công tôi cực lắm mưa nắng dãi dầu. Chiếu này tôi chẳng bán đâu. Tìm cô không gặp, hò hơ ... Tôi gối đầu mỗi đêm.
Em gái vườn quê, cuộc đời trong trắng, dầm mưa dãi nắng, mà em biết yêu trăng đẹp ngày rằm. Bầy cò trắng bay qua không sà xuống lòng ruộng mới. Đàn gà đầu sớm còn nương giấc trưa không thèm lên tiếng gáy, bọn sáo đậu sừng trâu hót mãi cũng... nghe... buồn.
Em ở nơi nào em ở đâu? Lời ca tức tưởi giữa cung sầu. Mỗi khi có dịp xuống Hậu Giang và đi ngang cầu Bến Lức. Tôi còn nhớ mãi những lời ca não nuột của em bé thơ ngây hát dạo ở... ven... đường.
Anh bỏ trường xưa bỏ áo thư sinh, theo tiếng gọi lên đường. Anh đi vì đất nước khổ đau, anh đi quên thân mình. Từ độ anh đi em về không trang điểm, đã dứt lược gương tóc xõa… buông… dài.
Hãy nín đi em còn khóc làm chi nữa. Ngày tháng dần trôi xóa nhòa kỷ niệm có nhớ có thương có buồn có khổ thì tình cũng đôi nơi xa cách nhau... rồi.
Em khuyến khích anh lên đường diệt loạn cũng dưới tàng cây trứng cá sau… vườn. (-)(-) Cũng là nơi mà lệ biệt ly rấm rít tuôn tràn. (+)Tay nắm tay hẹn