Tên thật: | Nguyễn Văn Vưng |
Nghệ danh: | Minh Vương |
Năm sinh: | 1949 (75 Tuổi) |
Quê quán: | Long An |
Thế hệ: | Thế hệ 1950 - 1975 |
Nghệ sĩ Minh Vương tên thật là Nguyễn Văn Vưng. Ông được cho là sinh ngày 1 tháng 7 (sau cuộc phẫu thuật ghép thận thành công vào ngày 1 tháng 7 năm 2012, ông quyết định chọn ngày này làm ngày sinh chính thức) năm 1949 tại Cần Giuộc, Long An. Gia đình ông có 7 anh em, đều sinh ra và lớn lên tại Long An. Năm 10 tuổi, ông theo cha mẹ lên Sài Gòn lập nghiệp. Ông theo học trung học, nhưng lại mê hát cải lương, nên tìm đến thầy Bảy Trạch. Ông từng đi làm em nuôi của những đào kép chính, phải khuân vác, xách đồ khi đoàn di chuyển, biểu diễn.
Bắt đầu đi hát năm 14 tuổi (1964) và sau khi đoạt giải Khôi nguyên vọng cổ, được bầu Long ở đoàn Kim Chung mời ký hợp đồng. Ði hát chưa được 1 năm thì Minh Vương bị bệnh, tóc rụng, nên phải nghỉ ở nhà chữa bệnh. 1 năm sau, Minh Vương trở lại đoàn hát. Ông nhận bất cứ vai diễn nào với tâm niệm: "Có công mài sắt có ngày nên kim".
Năm 1967, Minh Vương được hát kép chính, lúc đó 18 tuổi và thực sự năm đó đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng. Năm 1971, tên tuổi của Minh Vương thực sự bắt đầu tỏa sáng, được nhiều hãng băng đĩa chú ý, mời thu thanh. Đồng thời, Minh Vương được mời đóng phim Sám hối.
Đến năm 1972, thì Minh Vương cùng vợ thành lập đoàn cải lương Việt Nam lưu diễn khắp nơi cho đến sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Minh Vương từng là diễn viên của Đoàn Sài Gòn, Đoàn Văn công Thành phố Hồ Chí Minh. Anh cũng đã từng đi sang biểu diễn ở Tây Âu cùng với các nghệ sĩ tài danh khác.
Minh Vương (sinh năm 1949) là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng người Việt Nam. Ông được Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lĩnh vực sân khấu, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 2007 vì những thành tích đóng góp của mình trong nghệ thuật cải lương.
Ngày 26/7/2018, ông được Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lĩnh vực sân khấu.
Ngày 29/8/2019, ông vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm đợt IX – 2019 cùng với các nghệ sĩ cải lương gạo cội: NSND Thanh Tuấn, NSND Giang Châu, NSND Thoại Miêu, NSND Thanh Nam, NSND Thanh Ngân, ...
Tham khảo: Wikipedia
Nước giếng trong giữa đồi cát mịn, ánh nguyệt mờ soi đôi bóng giao... kề. Dưới trăng khuya tôi với em quảy gánh ra về.
Tây Thi ơi, nước bạc ngược dòng trăng tà lộn bóng nàng ra đi để cho tôi mang sầu hận đến muôn... đời.
Mời khách sang sông sao còn ngẩn ngơ đứng đó. Hãy xuống đây em cho đò rời Bến Hạ, nhịp chèo khua sóng gợn mặt sông... đầy.
Chiều nao tiễn nhau đi khí bóng ngã xế tà. Hoàng hôn đến đâu đây màu tím dâng trong hồn ta. Tiếng còi thét vang như xé tan màn sương xám. Hãy chậm lại phút giây tàu ơi đừng vội vàng chuyển bánh, mang người tôi yêu về tận chốn xa... nào.
Ai biểu anh để cho sóng biển lén trườn lên bãi vắng mà xô lầu cát em xây đổ mất đâu... rồi. Ghét anh ghê bộ em khóc thương tiếc công lao là để anh cư
Nuốt lệ làm vui nhìn chiếc xe hoa. Anh ơi thôi đành dang dở tình ta. Còn đâu câu nói ban đầu, tình đôi ta khó phai màu, bây giờ tại sao đành ôm khổ đau. Dù muốn dù không dù lòng em có rộn rã mừng vui hay âm thầm đau khổ, thì mai đây cũng tưng bừng pháo nổ vang dậy lời vui một chuyến xe hoa đưa em về bến lạ… theo… chồng.
Tuổi thư sinh gối mộng đăng trình. Vui buớc quân hành dọc ngang đời lính. Ba tháng quân trường mồ hôi đổ. Mai tôi lên đường ngược bóng Trường Sơn về phía cao nguyên sương mù bụi cuốn. Anh xuống miền Tây qua đò Mỹ Thuận mặt nước trường giang mờ lạnh đến… chân… trời. ##HO16##
Nhưng thời gian dần trôi rồi các bụi phủ mờ dấu chân năm cũ trên lối xưa anh đặt từng bước chân thương nhớ kỷ niệm mù xa vời vợi nhớ thương… về… Em đã
Em ở nơi nào em ở đâu? Lời ca tức tưởi giữa cung sầu. Mỗi khi có dịp xuống Hậu Giang và đi ngang cầu Bến Lức. Tôi còn nhớ mãi những lời ca não nuột của em bé thơ ngây hát dạo ở... ven... đường.
Đọc xong trang sách cuối, hồn rưng rưng nước mắt, khóc loài hoa tím thương đau. Tôi kể người nghe chuyện một loài hoa mang tên loài hoa dang dở. Hoa không mang màu vàng áo trạng nguyên rực rỡ, không đỏ thắm kiêu sa như cánh hồng nhung buổi sớm mà rưng rưng một sắc tím... u... buồn.