Tên thật: | Nguyễn Minh Kha |
Nghệ danh: | Nguyễn Kha |
Năm sinh: | 1972 (52 Tuổi) |
Quê quán: | Tây Ninh |
Thế hệ: | Nghệ sĩ trẻ sau năm 2000 |
Nghệ sĩ Nguyễn Kha, tên thật là Nguyễn Minh Kha, sinh năm 1972 tại Tây Ninh. Nguyễn Kha học trường Nghệ Thuật Sân Khấu 2 (nay là trường Sân Khấu - Điện Ảnh TP. HCM), khóa 15 khoa cải lương do cô Diệu Đức làm chủ nhiệm.
Tốt nghiệp ra trường Nguyễn Kha không theo đoàn cải lương hát tuồng dài, mà theo đoàn ca nhạc tạp kỹ hát nhạc, hát vọng cổ. Đoàn lưu diễn nhiều năm ngoài Bắc, nên cái tên Minh Kha trở nên xa lạ với khán giả thành phố. Khi về Sài Gòn, bạn bè, nhiều đàn em có chỗ đứng vững vàng, Nguyễn Kha chơi vơi chưa biết trụ lại thế nào, nhưng nhờ lưu diễn, Nguyễn Kha có nhiều kinh nghiệm tiếp cận khán giả. Anh quyết định đổi tên từ Minh Kha thành Nguyễn Kha, dùng số tiền tích lũy được thực hiện album, từ những bài ca, trích đoạn nồi tiếng của Châu Thanh, Vũ Linh... Mượn đà của đàn anh làm bệ phóng cho mình. Vol 1 ra đời, bán rất chạy, rồi vol 2, vol 3 tiếp nối nhau được khán giả ủng hộ.
Lịch biểu diễn bắt đầu dày đặc. Năm 2006, từ một Minh Kha hát lót, với số tiền thù lao ít ỏi, bây giờ anh được hưởng cát-sê khá cao. Có tiền mua xe hơi, mua nhà lo mái ấm an cư cho ba má, Kha thoát khỏi cảnh nghèo khó, vô danh.
Ngoài khả năng ca hát vọng cổ cải lương, Nguyễn Kha còn là ca sĩ hát nhạc trữ tình được rất nhiều người yêu thích.
Lệnh bà ơi, lệnh bà nghe tiếp đây đoạn sau cùng chứa chan lời bi thảm của người mang thanh gương gãy ôm trọn trong tim với bao nỗi nhớ niềm thương
Từ nay xa cách khó mong có ngày gặp lại. Cẩm Giang nàng hỡi sao trời chia cách đôi ta. Cẩm Giang ơi cho dù mặt đất này sụp đổ tan hoang và vầng dương kia tắt lịm đi giữa dòng đời giông bão nhưng tình cảm đôi ta vẫn trọn đời chung thủy
Em ơi ngày tháng năm xưa trong gió bảo nắng mưa tình không trọn vẹn đó là ngoài dự tính của đôi ta chứ anh biết rằng em không bao giờ vong tình lỗi hẹn thì giờ đây xin em hãy quên anh như quên một chiều vàng trong kỉ niệm để được an tâm khoác áo vu quy theo chồng lên kiệu hoa về bên ấy vì giờ đây anh chỉ là kẻ đứng bên vệ đường tiễn đưa kiệu hoa lần sau cuối rồi sẽ dấn thân vào trong gió bụi khi ánh tà dương vừa khuất dạng dưới chân đồi
Em ơi! nếu đã yêu nhau ai chẳng mong tròn câu duyên nợ. Dù xa nhau phương trời dịu dợi lòng anh vẫn nhớ vẫn thương vẫn chờ vẫn đợi, nhớ biết bao kỷ niệm tình ta bên vườn hoa ấy, có mây xám dần bay có gió chiều nhè nhẹ, có những cánh chim đơn đang bây về tổ ấm, thì em hỡi em ơi dù biết rằng yêu là đau khổ, nhưng không yêu lòng anh càng khổ lụy... thêm... nhiều.
Nên lòng anh cứ mãi băng khuân xao xuyến, muốn nói với em bao lời thương nhớ, muốn gửi đến em với tất cả tâm tư để cho em hiểu được lòng anh trong
Sáng xuân nay tôi ra thăm Hà Nội Như chiếc lá xa cành về cội người ơi. Như chim phiêu bạt phương trời, nay về giữa xuân Thủ đô, đất trời ngợi lên sắc thắm. Em ơi tôi không phải kẻ tình si, cũng không phải là lãng tử, mượn đoá đào kia để tương tư hình bóng. Mà chỉ bâng khuâng với trái tim rung động khi lần đầu tiên hạnh ngộ với... hoa... đào.
Nghe bàng hoàng tâm can, sao thấу như đất trời vỡ tan. Từ đâu bão giông gom về, đưa con vào giữa dòng lốc xoáу. Trời ơi câu chuуện vừa mới nghe qua mà tôi tưởng như câu chuуện từ thiên cổ. Một trang tình sử đã vắt cạn máu tim con để kết thành trang hận oán.
Thôi thôi Thy ơi đừng gọi tên anh nữa mà chi cho giây phút chia ly thêm nặng sầu đưa tiễn. Vì lát nữa đây giữa hai ta mỗi đứa một phương trời dịu viễn, thì em ơi lưu luyến mà chi yêu thương để làm gì rồi tình cũng chia ly, về đi em thôi về đi em hỡi, đừng gọi tên anh nữa mà chi cho mắt lệ... rưng... sầu
Đò ơi tôi trở về đây sao cô lái bỏ sang sông cùng người khác vui vầy hôn lễ. Em ơi trăng thề còn đây lời thề năm xưa còn đó sao lòng người đổi trắng thay đen
Đâu phải có tiền mua được hạnh phúc. Đâu phải tình yêu đổi lấy bằng tiền. Em ơi, em hãy trọn đi nếu vì tiền tài em bỏ quên nhân nghĩa.