Tên thật: | Nguyễn Thị Ngà |
Nghệ danh: | Thanh Ngân (NSND) |
Năm sinh: | 1972 (51 Tuổi) |
Quê quán: | Bến Tre, Việt Nam |
Thế hệ: | Thế hệ 1975 - 2000 |
Nghệ sĩ cải lương Thanh Ngân tên thật là Nguyễn Thị Ngà, Thanh Ngân sinh ngày 24 tháng 12 năm 1972 tại Tiền Giang, Việt Nam. Ngày 29/8/2019, cô vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm đợt IX – 2019 cùng với các nghệ sĩ cải lương gạo cội: Thanh Tuấn, Minh Vương, Thoại Miêu, Thanh Nam, Giang Châu,...
Cô là con gái út của nghệ sĩ Hoài Châu – Kim Hoa, thuộc về thế hệ thứ tư trong đại gia đình nghệ sĩ tài danh có 4 đời theo nghề hát từ thập niên 1930 đến nay: Ông Hai Núi, bầu gánh hát Tân Hí Ban, thuộc trường phái kiếm hiệp Mộng Vân, ông Hai Núi là ông cố ngoại của nữ nghệ sĩ Thanh Hằng và Thanh Ngân. Các diễn viên Hề Tỵ, Ba Tẹt là ông cậu, nữ diễn viên tiền phong Tư Hélène là bà ngoại, kép chánh Hai Long là ông ngoại của Thanh Ngân. Gia đình của Thanh Ngân có bốn người con gái tài sắc đều là diễn viên sân khấu: Thanh Hằng, Ngân Quỳnh, Thanh Ngọc, Thanh Ngân.
Ngay từ khi lên 3 tuổi, dù ngọng líu, ngọng lô nhưng cô bé đã bập bẹ bắt chước bà và mẹ trong những lúc mọi người tập tuồng. Thông minh, lanh lợi, nên bé Ngân học lóm rất nhanh. Có một dịp, Ngân được theo bà ngoại sang nhà Phùng Há chơi, khi nghe bà kêu biểu diễn thử, bé đã không ngần ngại, mạnh dạn chạy ra giữa nhà vừa ca cải lương vừa làm những điệu bộ minh họa, mọi người khi đó không ai nhịn được cười và ai cũng thầm nghĩ rằng sau này Ngân sẽ là một nghệ sĩ cải lương có tài.
Lớn lên trong niềm đam mê sân khấu, ước mình sẽ trở thành một nghệ sĩ tài danh được nhiều người yêu mến, nhưng bên cạnh niềm đam mê lớn lao đó, Thanh Ngân còn ấp ủ cho mình một ước mơ khác: sẽ trở thành một Luật sư giỏi, đem công bằng đến cho mọi người, cho xã hội. Chính vì thế mà Thanh Ngân rất chăm học và năm nào cô cũng đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi của lớp.
Từ lúc còn ấu thơ, Thanh Ngân đã theo cha mẹ (nghệ sĩ Hoài Châu và Kim Hoa) lưu diễn qua các đoàn hát Tiền Giang, đoàn Hậu Giang, đoàn Cà Mau, đoàn sông Hương (Huế), đoàn Sàigon 1, đoàn Trần Hữu Trang, đoàn Minh Tơ, đoàn Huỳnh Long.
Thanh Ngân lớn dần theo dấu chân lăn lộn của cô qua các gánh hát từ miền Tây, miền Ðông tới các tỉnh miền Trung, miền Bắc, cho tới khi Thanh Ngân được về nhà hát Trần Hữu Trang thì Thanh Ngân đã là một nghệ sĩ khá vững tay nghề, giọng ca điêu luyện, ngọt ngào và lối diễn xuất đã đạt được những chuẩn mực trong nghề hát.
Thanh Ngân bắt đầu đến với sân khấu cải lương khi cô vừa tròn 18 tuổi. Theo các đoàn hát như Hương Tràm, Hương Bưởi, Minh Tơ... đi diễn khắp các tỉnh, khó khăn, vất vả trăm bề đối với một cô gái nhỏ nhắn, yếu ớt như Ngân. Nhưng cũng chính từ đó Thanh Ngân mới thấy rằng cô không thể dứt "cái nghiệp" này ra được và thấy mình cần phải phấn đấu hơn nữa để khẳng định tài năng của mình. Có những lúc quá khó khăn, cô cảm thấy bi quan, chán nản nhưng rồi ý chí sắt đá đã giúp Thanh Ngân vượt qua tất cả để có ngày hôm nay.
Nữ Nghệ Sĩ Nhân Dân Thanh Ngân thuộc về loại đào đẹp, thật khó mà cầm lòng trước nét tươi tắn duyên dáng kỳ lạ trong nụ cười của Thanh Ngân. Thanh Ngân được khán giả cho là hậu duệ của Thanh Nga. Thanh Ngân có một mái tóc dài đen tuyền như mái tóc của Thanh Nga ngày xưa, nét mặt xinh đẹp một cách thanh tú, nước da trắng hồng, đôi mắt long lanh gợi cảm, miệng cười có đôi má núng đồng tiền, Thanh Ngân toát lên được vẻ nữ tính diụ dàng khả ái trong dáng đi, điệu đứng, từ trong giọng nói tiếng cười, cô gái tuyệt sắc Thanh Ngân thành công dễ dàng khi cô xuất hiện lần đầu trên sân khấu.
Thương nhau cau bổ làm đôi miếng. Một lá trầu xanh thắm nợ duyên. Cứ mỗi buổi chiều tan buổi chợ. Em còn hoài vọng bóng người thương. Anh hứa với em khi mình nên duyên nợ, thì một lá trầu xanh cũng nên vợ nên... chồng.
Em ra đi khi gà chưa gọi sáng. Trăng mùng mười còn giỡn nước giữa đầm sen. Ngày lại ngày qua hàng trăm cây số nối chặng đường dây em vượt lộ... qua... đồng.
Em ra đi khi gà chưa gọi sáng. Trăng mùng mười còn giỡn nước giữa đầm sen. Ngày lại ngày qua hàng trăm cây số nối chặng đường dây em vượt lộ... qua... đồng.
Con sáo trong lồng nhớ bầy than thở. Tiếng sáo bi thương nức nở giữa đêm... trường. Sầu đổi thương loan em cũng đoạn trường.
Rặng liễu chơ vơ vật vờ trên bến vắng. Tôi trở về đây nghe tâm tư chết lặng khi bến đò xưa hiu quạnh bóng trăng... gầy.
Ôi đã bao năm rừng thương núi nhớ, tiếng nhạc đàn t-rưng dõi theo ta đó mà bóng người đi vời vợi mấy phương... trời.
Lệnh bà ơi, lệnh bà nghe tiếp đây đoạn sau cùng chứa chan lời bi thảm của người mang thanh gương gãy ôm trọn trong tim với bao nỗi nhớ niềm thương
Hoa reo vui cho những nụ cười thêm tươi đón chào mùa xuân mới. Cho tà áo tung bay dịu dàng phơi phới cho những nụ tầm xuân đơn độc mới trên... cành.
Nếu anh chẳng ngại đường xa ghé quê em giữa mùa lúa chín. Anh sẽ được nghe câu hát giao duyên của trai gái làng em trao gởi trên… đồng.
Biết nói gì đây trong phút từ ly, Biết nói gì đây kẻ ở người đi. Thôi hãy về đi hỡi Vũ Trường Giang. Thôi hãy về đi hỡi Lý Chiêu Bình. Trời ơi Lý Chiêu Bình yêu tôi mà tại sao lâu nay người không nói. Để đến ngày tôi bước lên kiệu cưới thì người mới nói tiếng yêu tôi thì nợ duyên xưa tan vỡ từ... lâu... rồi.