Tên thật: | Nguyễn Thị Ngọc Mỹ |
Nghệ danh: | Thoại Mỹ |
Năm sinh: | 1969 (55 Tuổi) |
Quê quán: | Sài Gòn, Việt Nam |
Thế hệ: | Thế hệ 1975 - 2000 |
Nghệ sĩ Thoại Mỹ sinh năm 1969 tại Sài Gòn, tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Mỹ. Chị bắt đầu đi hát cải lương vào năm 11 tuổi với sự dìu dắt của người chị gái là nghệ sĩ Thoại Miêu và Út Trong là người đã dạy Thoại Mỹ hát cải lương.
Khoảng thập niên 50, cha mẹ Thoại Mỹ rời quê hương Quảng Nam – Đà Nẵng vào Sài Gòn lập nghiệp. Cũng chính nơi đây, họ đã sinh cô con gái Thoại Mỹ. Nhìn gương mặt xinh xắn như thiên thần của con, cha mẹ cô cẩn thận chọn cái tên Nguyễn Thị Ngọc Mỹ để hy vọng tương lai của con sẽ được tốt lành, hạnh phúc. Nhà có tới 12 anh, chị em nên cuộc sống gia đình Ngọc Mỹ trở nên chật vật hơn bao giờ hết, cô bé Ngọc Mỹ sớm phải bươn chải với cuộc sống.
Ngày còn nhỏ, Thoại Mỹ đã lon ton đi bán khoai, bán bắp, bưng hủ tiếu thuê để có tiền phụ cha mẹ. Thậm chí, có những lúc rảnh rỗi, Thoại Mỹ còn đi ở đợ. Vất vả, cơ cực đến ngạt thở nên niềm vui của Thoại Mỹ là những giây phút hiếm hoi được theo chị năm Thoại Miêu đến rạp xem cải lương. Có chị là nghệ sĩ nên tuổi thơ cô bé Thoại Mỹ được lời ca tiếng hát vỗ về, nuôi lớn từng ngày. Từ đó, dòng máu nghệ thuật thấm vào người Thoại Mỹ từ lúc nào không hay.
Một hôm, như thường lệ khi đi xem chị Thoại Miêu diễn, thì không may có một sự cố trong đoàn, người diễn vai cô bé Sầu Riêng không đến. Vậy là mọi người cuống cuồng đi tìm người hát thế vì cũng đã sắp tới giờ diễn. Bỗng nhiên, họ thấy cô bé Thoại Mỹ đen nhẻm, gầy gò đang đứng chơi ở gần đó. Biết cô là em của Thoại Miêu, họ lên tiếng: "Đâu, nhỏ hát thử nghe coi được không?". Mấy lần đến rạp nghe hát, Thoại Mỹ đã làm quen với cách bỏ giọng lên xuống, luyến láy của các nghệ sĩ trong đoàn. Thấy vậy cô bé cất giọng hát thử một đoạn ngắn bằng một phong thái rất nhẹ nhàng kèm theo một chất giọng vô cùng trong trẻo. Nghe hát xong mọi người trong đoàn ai nấy đều mừng rỡ. Họ nói với nhau không cần tìm bé Sầu Riêng ở đâu xa vì đã có bé Thoại Mỹ ngay trước mặt rồi. Trong vòng buổi sáng đó, mọi người gấp rút tập tuồng cho bé Thoại Mỹ. Kỳ lạ thay, chỉ cần hát qua một lượt, chỉ dẫn các động tác tay chân và các nét mặt khi lên sân khấu phải làm như thế nào là bé Thoại Mỹ thuộc bài ngay trong tức khắc. Hôm đó, Thoại Mỹ lên sân khấu hát một cách ngon ơ. Lối diễn xuất mộc mạc của cô bé đã khiến biết bao khán giả không cầm được nước mắt. Khi ấy Thoại Mỹ chỉ mới 11 tuổi.
Thấy cô bé Thoại Mỹ sớm bộc lộ năng khiếu, Lệ Thủy liền nói ngay với chị 5 Thoại Miêu: "Cho Mỹ đi học nghề đi, con nhỏ hát được lắm". Như lời động viên kịp thời, cô bé Thoại Mỹ liền được gia đình gửi đi học hát ở nhà thầy Út Trong. Thoại Mỹ học với thầy suốt 2 năm. Được thầy tận tình hướng dẫn bài bản, cộng với năng khiếu sẵn có, cô bé Sầu Riêng như mảnh đất được bồi đắp phù sa càng thêm mỡ màng. Năm 13 tuổi, Thoại Mỹ thi đỗ vào khoa đào tạo diễn viên của nhà hát Trần Hữu Trang với tỉ lệ chọn 40/5000 học viên chính thức. Cùng khóa với các nghệ sĩ nổi tiếng như: Kim Tử Long, Ngọc Huyền, Tô Châu, Thùy Trang,...
Tham khảo: Wikipedia
Anh Trí ơi kể từ nay anh không còn sợ cô... đơn. Bên anh, em trọn đời săn sóc đau thương. Buồn vui năm tháng, anh sẽ tìm thấy ở bên em. Anh sẽ về lại Quy Nhơn mà làm thơ ca tụng trăng vàng.
Tây Thi ơi, nước bạc ngược dòng trăng tà lộn bóng nàng ra đi để cho tôi mang sầu hận đến muôn... đời.
Ai bảo lời ca em gợi mở tâm tư của tình yêu thầm lặng nhưng da diết, và giọng hát như ru nghe ngọt ngào tha thiết làm xao xuyến lòng anh từ giây phút
Mùa Xuân ơi! Ta nghe mùa Xuân hát bên kia trời, đồi núi xanh ngời, Như bao giọt sương còn vương mình trên lá. Như bao nụ hoa ngát xinh môi em cười. Giọt nắng lung linh mơn man chồi lá xanh non như ánh mắt người thương đang lấp lánh. Xuân đến hay chưa sao âm vang tiếng hát cho đồi núi xôn xao lay động cánh... mai... vàng.
Ai bảo lời ca em gợi mở tâm tư của tình yêu thầm lặng nhưng da diết, và giọng hát như ru nghe ngọt ngào tha thiết làm xao xuyến lòng anh từ giây phút
Đêm chơi vơi, nghe tiếng mưa buồn rơi rơi. Từng giọt sầu buông lơi, như khóc than đưa tiễn một người, sẽ đi xa giã biệt cuộc đời. Cha ơi con quỳ bên cha nghẹn ngào rưng rưng ngấn lệ. Sao cha chỉ nhìn con mấp máy đôi môi mà không thốt… nên… lời.
Thu! con ơi trước khi từ biệt, cha cho con được biết: Cha đây chính là… cha ruột của con. Khi cha can tội giết người lãnh án chung thân, trong lúc ấy