Tên thật: | Đặng Trọng Hữu |
Nghệ danh: | Trọng Hữu (NSND) |
Năm sinh: | 1952 (70 Tuổi) |
Quê quán: | Phụng Hiệp, Cần Thơ |
Thế hệ: | Thế hệ 1975 - 2000 |
Nghệ sĩ Trọng Hữu tên thật là là Đặng Trọng Hữu. Nghệ sĩ Trọng Hữu sinh năm 1952 tại Phụng Hiệp, Cần Thơ.
Năm 10 tuổi, ông đã theo ông nội ngồi ca ở đám cưới, hội đình, liên hoan sau mùa gặt rồi học đàn. Từ đó, cuộc đời ông gắn liền với sân khấu.
Năm 1966, ông bắt đầu sự nghiệp ở Đoàn Văn công Cần Thơ. Năm 1974, ông về Đoàn Cải lương Tây Nam Bộ. Từ năm 1975 đến nay, ông đã công tác tại Đoàn Cải lương Nhân dân Kiên Giang, Đoàn Sân khấu mới Kiên Giang, Đoàn Văn công Thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn Cải lương Tây Đô...
Năm 1976, ông là giọng ca nổi tiếng trên Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khi ca chung các bài vọng cổ với những nghệ sĩ: Lệ Thủy, Mỹ Châu, Thanh Kim Huệ, Minh Vương, Thanh Tuấn,…
Các nam nữ nghệ sĩ ông đã diễn, hát chung: Lệ Thủy, Mỹ Châu, Thanh Kim Huệ, Minh Vương, Thanh Tuấn, Thanh Ngân, Cẩm Tiên, Phượng Liên, Thanh Thúy, Vân Khánh, Thanh Thanh Hiền, Minh Cảnh,…
Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1997 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2016. Người ta hay gọi ông là "Người nông dân hát cải lương" vì những vai diễn của ông đa số đều đi chân trần, xuất thân ở vùng sông nước Nam Bộ và những vai diễn đó đều chân chất, mộc mạc, đậm chất miền quê.
Theo: Wikipedia
Những chuyến tàu đêm rời khỏi sân ga rồi khuất dần trong bóng tối, bỏ lại nơi đây một người ngồi mong đợi hố mắt thâm sâu như mang nặng mối u... hoài
Hàn Mạc Tử... Ba tiếng đó như trận bảo kinh hoàng vừa thổi qua biển cát. Chỉ đem thêm khô khan vào lòng sa mạc. Để làm tiêu tan sụp đổ những thành quá
Ngày lại, ngày qua hàng trăm cây số nối chặng đường dây em vượt lộ qua... đồng. Theo nhịp quê hương lưu chảy mạch máu hồng.
Anh gửi về em nơi miền xa xôi tổ quốc, đang buổi hành quân dừng chân anh nắn nót con chim mừng xuân đang vui hót
Chúng tôi yêu nhau đã sáu năm rồi mà chưa thành chồng thành vợ. Cha thì gật đầu, mẹ thì quay ngang rồi bảo: thằng Tâm có cái tính cộc cằn sợ sau này
Ơi dáng đứng Bến Tre phúc hậu mà uy nghiêm như những vần thơ Đồ Chiểu. Ba Tri ơi muôn đời sau người vẫn hiểu dãi đất quê hương kiên cường trung dũng
Thương lắm con ơi câu tình thâm phụ tử, yêu những lúc con nằm trong nôi nghe cha hát... ơi... à.
Anh tìm em ở nơi đâu rừng sâu đồi vắng. Sâu thẳm đường lô chiều cao su nhạt nắng thăm thẳm ngàn xanh dòng nhựa trắng... lên... cành.