Cố nghệ sĩ Út Bạch Lan

Tên thật: Đặng Thị Hai
Nghệ danh: Út Bạch Lan
Năm sinh: 1935
Quê quán: Đức Hòa, Long An, Việt Nam
Thế hệ: Thế hệ 1950 - 1975

Tiểu sử nghệ sĩ Út Bạch Lan

Út Bạch Lan là ai?

Cố nghệ sĩ Út Bạch Lan tên thật là Đặng Thị Hai là một nữ nghệ sĩ cải lương nổi tiếng. Nghệ sĩ Út Bạch Lan sinh năm 1935 tại ấp Lộc Hóa, xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Bà được mệnh danh là giọng ca sầu nữ nổi tiếng lúc thời bấy giờ.

Bà sinh ra trong gia đình nghèo khó, sự khởi nghiệp bà cùng danh cầm Văn Vĩ. Nhờ nhân duyên mẹ của 2 người sống trong trạm gác cũ, kết nghĩa chị em hai. Văn Vĩ đánh đàn, bà hát, nhờ một ông lão tốt bụng mở cho một lớp để hai người dạy đàn ca vọng cổ. Một hôm, cô Năm Cần Thơ tìm tới, mời 2 người lên Đài phát thanh Pháp Á để thu bài "Trọng Thủy – Mỵ Châu" rồi được ký luôn hợp đồng làm việc cho đài. Từ đó bà chính thức bước vào nghề hát, vào những của thập niên 50, cặp diễn viên Út Bạch Lan – Thành Được đã làm rạng rỡ sân khấu Kim Chưởng. Bà và Thành Được đã làm nên thương hiệu của đoàn Thanh Minh – Thanh Nga, sau đó kết hôn với nghệ sĩ Thành Được. Một thời gian thì cuộc tình cũng chia tay, bà phải nuôi 4 đứa con của chồng. Là thế hệ kế tiếp của Phùng Há (má nuôi Kim Cương) bà vẫn đang tiếp tục sự nghiệp của mình. Những năm tháng còn lại của đời bà đã chọn vào cửa Phật, không phải xuống tóc quy y mà đêm gõ mõ tụng kinh, ngày chọn sân chùa làm sân khấu, hát trích đoạn những vở tuồng về Phật để lấy tiền trùng tu, sửa chữa chùa chiền.

Bà qua đời vào ngày 4 tháng 11 năm 2016 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 81 tuổi.

Cha mất sớm, hai mẹ con bé Út đi làm thuê làm mướn quanh khu vực Chợ Bình Tây sinh sống qua ngày. Ngày đó (từ năm 8 tuổi đến năm 13 tuổi) bé Út xinh đẹp nổi tiếng khắp vùng Bình Tây. Đồng cảnh ngộ với mẹ của Văn Vĩ (khi đó tên là Đinh Văn Dậm) nên 2 bà kết nghĩa chị em, sống chung và cùng đi làm mướn. Cứ thế, năm này qua tháng nọ, những phận nghèo nương tựa cùng nhau. Bị mù từ nhỏ, nhưng Văn Vĩ học đàn guitar cổ nhạc và đàn rất giỏi nên đã dạy cho bé Út ca. Nghe máy hát đĩa của hàng xóm, bé Út ca theo và học thuộc nhiều bản vọng cổ khác. Thấy có người mù đi hát dạo trong chợ, được người ta cho tiền, trong khi đó bé Út và Văn Vĩ làm mướn người ta chỉ cho mớ rau, hay đồ ăn, thức uống... bé Út đã rủ Văn Vĩ lén mẹ đi hát dạo, hy vọng có tiền đỡ đần cho 2 bà mẹ đỡ cực. Vậy là Văn Vĩ (15 tuổi) và bé Út (11 tuổi) cùng cây đàn cũ đi hát dạo từ Chợ Lớn ra tới Chợ Bến Thành (Sài Gòn – Gia Định).

Tiếng đồn giọng hát làm mê lòng người của cô bé hát dạo đã khiến cô Năm Cần Thơ tò mò tới nghe bé Út ca, và cũng từ đây, cuộc đời bé Út đã có một bước ngoặt mới. Từ cô bé hát rong năm nào nơi vỉa hè góc chợ, bé Út được đứng trên sân khấu lung linh ánh đèn màu và nghệ danh Út Bạch Lan cũng có từ đây. Giữa thập niên 50, Út Bạch Lan bắt đầu được báo chí và khán giả chú ý qua vở dã sử "Đồ Bàn di hận" trên sân khấu Thanh Minh. Không ngừng khổ luyện diễn xuất, trau chuốt kỹ thuật ca ngâm, sáng tạo nét mới, NS Út Bạch Lan đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng khán giả qua các vở diễn: Dưới hàng phượng vĩ, Nước mắt kẻ sang Tần, Tình cô gái Huế, Thuyền ra cửa biển, Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ, Nước chảy qua cầu, Biên Thùy nổi sóng, Tình tráng sĩ, Nhớ rừng, Cung đàn trên sông lạnh, Thiên Thần trên thiết mã, Hoa Mộc Lan, Chén cơm đô thành, Đất Việt của người Việt… Năm 1958, Út Bạch Lan ký hợp đồng về hát cho đoàn Kim Chưởng với nghệ sĩ Thành Được.

Thành công nối tiếp thành công, NS Út Bạch Lan được các hãng đĩa tranh nhau mời thu thanh đĩa đơn, đĩa tuồng đa dạng từ xã hội, cổ tích, sử Việt Nam đến Trung Hoa, Tây, Nhật... với số lượng nhiều nhất so với những danh ca khác. Vai chị Hằng (Vở "Con gái chị Hằng" - Hà Triều - Hoa Phượng) là vai vàng giúp NS Út Bạch Lan đạt tới đỉnh vinh quang khi hóa thân trong bi kịch người mẹ hết dạ thương con, do những bước đi sai lầm đã dẫn đến cái chết thảm, bỏ lại đứa con dại khờ. Tiếp đó, trên SK Kim Chưởng, NS Út Bạch Lan có những vai xuất sắc qua các vở như Kiều Phi



Thảo Luận
Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên bình luận.
Nhập Bình Luận
Hãy nhớ bình luận nội dung tôn trọng người khác và tuân thủ điều khoản của chúng tôi.

Các tác phẩm nghệ sĩ Út Bạch Lan trình bày (2 tác phẩm)
Út Bạch Lan

Con chim sắt đã lao vào trong khói trắng. Bỏ lại nơi này tâm sự kẻ ly hương. Không tiễn đưa ai bởi không có ai để mình đưa tiễn, thế sao những buổi chiều mưa lạnh tôi vẫn đến đây để nhìn phi cơ cất cánh, rồi khuất dần trong khói trắng... sương... mờ.


Tác Phẩm Xem Nhiều
Dòng Sông Quê Em - Tân Cổ
102,611 lượt xem lời bài hát
Vụ Án Mã Ngưu - Trích Đoạn
74,373 lượt xem lời bài hát
Người Tình Trên Chiến Trận - Trích Đoạn
71,921 lượt xem lời bài hát
Tâm Sự Mai Đình - Hàn Mặc Tử - Trích Đoạn
66,141 lượt xem lời bài hát
Sân Ga Chỉ Có Một Người - Vọng Cổ
65,168 lượt xem lời bài hát
Hàn Mặc Tử - Tâm Sự Mộng Cầm - Vọng Cổ
62,389 lượt xem lời bài hát
Máu Nhuộm Sân Chùa - Trích Đoạn
58,126 lượt xem lời bài hát
Giọt Men Tình - Vọng Cổ
43,931 lượt xem lời bài hát
Tìm Em Nơi Đâu - Tân Cổ
39,129 lượt xem lời bài hát
Lan Và Điệp - Trích Đoạn
36,114 lượt xem lời bài hát
Chợ Mới - Vọng Cổ
35,996 lượt xem lời bài hát
Lôi Vũ - Trích Đoạn
34,568 lượt xem lời bài hát
Lá Trầu Xanh - Vọng Cổ
34,149 lượt xem lời bài hát