Tên thật: | Lương Văn Bình |
Nghệ danh: | Vũ Luân |
Năm sinh: | 1972 (52 Tuổi) |
Quê quán: | TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam |
Thế hệ: | Thế hệ 1975 - 2000 |
Vũ Luân (sinh ngày 17 tháng 12 năm 1972) là một nghệ sĩ cải lương danh tiếng tại Việt Nam. Anh được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 2015.
Anh tên thật là Lương Văn Bình, sinh ngày 17 tháng 12 năm 1972. Không như nhiều nghệ sĩ khác, anh xuất thân từ gia đình công nhân, cư ngụ lâu đời ở khu Bà Quẹo (thuộc quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh). Anh là con áp út trong gia đình, thời thiếu niên thường làm may gia công, thỉnh thoảng theo người cậu làm thợ phụ sơn. Theo lời anh kể, mỗi khi nhận tiền công, bạn thợ rủ nhau đi hát với nhau, sau phát hiện anh có giọng ca hay nên khuyên anh đi học hát.
Được sự khuyến khích từ những người bạn và cả mẹ anh, anh bắt đầu theo học hát ở nghệ nhân Út Trọn, được ông khen ngợi là có năng khiếu đặc biệt. Nghiệp hát của anh được xem như bắt đầu từ năm 1985, tuy nhiên, do không có người giới thiệu và đỡ đầu trong sự nghiệp, anh đành chọn làm nghề đi hát ở các quán nghệ sĩ, đám cưới để kiếm thêm thu nhập. Trong một lần đi hát, anh được một thực khách đặc biệt chú ý, đó là nghệ sĩ Bạch Long. Bấy giờ, ông đang tổ chức và quản lý nhóm Đồng ấu Bạch Long, gồm các thiếu nhi là con em các nghệ sĩ của hai đoàn cải lương tuồng cổ đã giải thể là Huỳnh Long và Minh Tơ.
Năm 1992, anh được Bạch Long mời tham gia nhóm Đồng ấu Bạch Long, được đào tạo thêm về kỹ thuật hát và vũ đạo. Chính ông là người đặt cho anh nghệ danh Vũ Luân với lời giải thích "có nhiều nét giống Vũ Linh . Do nhóm thừa đào thiếu kép, nên hầu như anh được phân vai kép chính hát cặp với Trinh Trinh, Tú Sương, vốn là những các đào non sinh trưởng trong những gia đình nghệ sĩ lừng danh. Danh tiếng của anh bắt đầu được khán giả biết đến. Từ đó tên tuổi Vũ Luân ngày càng bật sáng, tiếng vang đến các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam bộ. Và không ít đoàn lưu diễn đã mời Vũ Luân tăng cường, lúc anh vừa hơn 17 tuổi. 6 tháng theo nghề đã thành sao Sau 6 tháng khởi nghiệp ở sân khấu chuyên nghiệp đoàn CL đồng ấu Bạch Long, Vũ Luân chứng tỏ mình là một kép chánh nhiều triển vọng. Khán giả đến xem Vũ Luân diễn ngày một đông và tiếng lành đồn xa nên một số đoàn CL tỉnh như Đất Mũi, Châu Long, Hoa Anh Đào, Bông Sen,... mời Vũ Luân về diễn tăng cường với cát-sê 3 triệu đồng/đêm. Một con số kỷ lục cho một diễn viên trẻ chỉ mới 17 tuổi. Vì với đồng lương này thời giá lúc ấy (năm 1990) là xấp xỉ một lượng vàng. Thế nhưng các đoàn vẫn cứ tranh nhau mời Vũ Luân tăng cường vì anh hát rất có doanh thu nên họ đã đẩy giá anh lên 3,5 rồi 4 triệu/đêm. Tuy đã thành danh, là một ngôi sao trẻ nhưng không vì thế mà Vũ Luân xao nhãng với nghề. Sau hơn một năm hát tăng cường cho các đoàn tỉnh, kiếm được một số vốn, Vũ Luân quyết định về lại thành phố để rèn nghề, tạo đà thăng tiến về lâu về dài trên các sân khấu lớn có quy chuẩn và tầm cỡ hơn.
Ngày 18/7/2002: Lập đoàn xã hội hóa Nghệ sĩ Vũ Luân với các vở tuồng cổ: Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài, Xử Án Phi Giao, Võ Tắc Thiên – Thái Bình Công Chúa, Thanh Xà – Bạch Xà, Giang Sơn Mỹ Nhân, Lưu Kim Đính, Mai Trắng Se Duyên, Gánh Cải Trạng nguyên, Mạnh Lệ Quân, Xử Bá Đao Từ Hảo Thọ, Bao Công Xử Án Anh Em Song Sinh, Tứ Tử Đậu Tân Khoa, Tống Nhân Tôn Khóc Biệt Bàng Quý Phi, Thần Nữ Dâng Ngũ Linh Kỳ, Dương Gia Tướng, Thái Tử Đan Giả Gái, Ra Riêng Anh Cưới Em.
Ngày 10,11/5/2003: Nghệ sĩ Vũ Luân Tổ chức live show “Vươn Tới Tương Lai”.
Năm 2003: Nghệ sĩ Vũ Luân đạt Giải A băng đĩa nhạc toàn quốc với live show “Vươn Tới Tương Lai” • Ngày 21/4/2004: Nghệ sĩ Vũ Luân Đạt HCV giải diễn viên tài sắc với vai Từ Hải Thọ • Ngày 07/11/2004: Nghệ sĩ Vũ Luân Tổ chức live show “Nghệ sĩ Vũ Luân - Đồng Hành Cùng Niềm Tin” • Năm 2005: Nghệ sĩ cải lương Vũ Luân Đạt giải Mai Vàng với vai Từ Hải Thọ • Ngày 15/9/2007: Nghệ sĩ cải lương Vũ Luân Đạt giải diễn viên xuất sắc Trần Hữu Trang lần X với vai Lê Quyết • Ngày 20/10/2007: Nghệ sĩ cải lương Vũ Luân đạt giải A Tài Năng Trẻ với vai Lê Quyết • Năm 2007: Nghệ sĩ cải lương Vũ Luân đạt Giải Mai Vàng với vai Lê Quyết • Ngày 04/8/2007: Tổ chức live show “Nghệ sĩ Vũ Luân - Vầng Trăng Mẹ” • Ngày 09/01/2008: Tổ chức chương trình “Nghệ sĩ Vũ Luân – Tái Ngộ Xuân 2008” • Ngày 29/8/2008: Tổ chức live show “Chấp Cánh Ước Mơ” • Ngày 04/02/2009 •Cải Lương “Điểu Nhi Địa Ngục Môn” • Ngày 2009: Tổ chức chương trình “Nghệ sĩ Vũ Luân – Du Xuân Cùng Tứ Đại Mỹ Nhân”.
Tham khảo: Wikipedia
Tây Thi ơi, nước bạc ngược dòng trăng tà lộn bóng nàng ra đi để cho tôi mang sầu hận đến muôn... đời.
Nếu anh chẳng ngại đường xa ghé quê em giữa mùa lúa chín. Anh sẽ được nghe câu hát giao duyên của trai gái làng em trao gởi trên… đồng.
Ai bảo lời ca em gợi mở tâm tư của tình yêu thầm lặng nhưng da diết, và giọng hát như ru nghe ngọt ngào tha thiết làm xao xuyến lòng anh từ giây phút
Tuy rượu quán nghèo nhưng nồng nàn hương vị. Xin kính cẩn tay nâng mời tri kỷ mượn chén rượu ngày xưa cho tròn vẹn thâm tình. Đại huynh, đệ muốn tìm lại trọn vẹn thâm tình của ngày đưa tiễn, của hai người bạn nghèo đã rót rượu dặn dò nhau.
Rồi những ngày vợ chồng mình đẽo đá nuôi con, tuy rau cặn muối mặn mà chẳng quản gì một nắng hai… sương. Anh nói dối, đôi mắt đó hiền hậu dịu dàng, không phải là đôi mắt của con người vong bội. Nói trước quên sau nông nỗi lạnh… vô… hồn.
Tôi đâu dám giận mà làm sao tôi giận được. Trước tấm chân tình cao cả của tiểu thơ đã dành tặng cho một kẻ đã sa cơ. Quỳnh Nga, nhận vật trao tay ta nghẹn ngào rơi lệ. Rừng rực lửa yêu đương ta nguyện cùng ai đó thề vẹn chữ chung tình.
Khắc Chung chàng ơi xin đừng thương đừng tiếc nữa. Tổ quốc lâm nguy để cứu muôn dân thoát khỏi dòng máu đổ, em phải hy sinh một kiếp xuân... thời. Ơi chàng ơi! Từ đây oanh yến chia đôi đàng. Chiêm Việt từ đây nhớ thương vô vàng.
Bông lan, cánh trắng nhuỵ vàng. Qua thương bởi cô nàng khéo nướng bánh bông lan. Cô Hai ơi cái bông lan nhụy vàng cánh trắng, còn bánh bông lan cánh vàng nhuỵ cũng vàng luôn. Vậy mà hễ vắng lâu thì trong bụng thấy buồn chắc là mai mốt tui về ở luôn… nơi... này.
Từ miền Nam anh ngược ra Bắc. Mang theo câu hò điệu lý chín dòng sông. Nghe tiếng con Hoàng Oanh hót líu lo trong chiếc lồng son làm em giật mình tỉnh giấc. Bỗng có tiếng còi tàu từ xa vọng lại khi sương khuya ướt đọng… trên… cành.
Dẫu mà trời còn làm mưa lâu dài, giọt buồn giọt tủi đêm ngày, cây cột mè rui, mái lá nghèo cũng dừng dột xiêu. Trời sa mưa giông cho buồn lòng đứa con xa xứ. Vọng cố hương với bao kỷ niệm ngày xưa thương nhớ lại… đong… đầy.