Tên thật: | Hồ Lâm Viên |
Nghệ danh: | Lâm Viên |
Năm sinh: | 1977 (48 Tuổi) |
Quê quán: | Đà Lạt, Lâm Đồng |
Thế hệ: | Thế hệ 1975 - 2000 |
Tác Giả, Soạn Giả Lâm Viên sinh năm 1977 tại Đà Lạt, Lâm Đồng. Soạn Giả Lâm Viên là biên tập sân khấu cải lương tại Ban Văn Nghệ - Đài Truyền Hình TP. HCM.
Ngoài ra Lâm Viên còn là một phóng viên, biên tập viên mảng sân khấu khởi nghiệp bằng những trang báo giấy, sau đó là báo hình, mỗi bước đi của nhà báo Lâm Viên đều góp phần cống hiến cho sân khấu cải lương nói chung và cải lương truyền hình HTV nói riêng.
Trong hơn 210 chương trình Vầng trăng cổ nhạc đã lên sóng, tác giả Lâm Viên có khoảng 200 tác phẩm với nhiều bút danh khác nhau. Ấn tượng nhất có lẽ phải kể đến các tác phẩm như: ca cảnh Vùng đất rồng bay, Tiếng đàn bầu, Vạn xuân (sáng tác nhạc của nhạc sĩ Kiều Tấn); Trường ca Bức tranh non nước (sáng tác nhạc của nhạc sĩ Minh Châu)… Hai tác phẩm do anh soạn lời cũng trở thành những tác phẩm rất được yêu thích và trở thành nhạc hiệu cho hai chương trình nổi bật của HTV trong một thời gian dài là Vầng trăng tao ngộ (nhạc: Kiều Tấn – nhạc hiệu Vầng trăng cổ nhạc) và Ngân mãi tiếng chuông (nhạc: Kiều Tấn – nhạc hiệu Chuông vàng vọng cổ).
Khán giả luôn nhắc nhớ tới những tác phẩm của Lâm Viên bởi ca từ đẹp, lối viết hiện đại, kết hợp sử dụng những bài lý, bài bản nhỏ… hợp lý và nhuần nhuyễn tạo được sự sinh động trong xử lý đường dây âm nhạc của tiết mục. Ngoài những tác phẩm trong chương trình Vầng trăng cổ nhạc, tác giả Lâm Viên còn đóng góp nhiều tác phẩm cho các chương trình cầu truyền hình hay các chương trình khác của đài, đặc biệt là trong chương trình Ngày ấy trong tuyến lửa, bài ca cổ Huệ trắng đồng bưng viết về 32 dân công hỏa tuyến của anh trở thành một kỷ niệm khó quên, bởi sau nhiều lần "bỏ ra bỏ vào" khi chạy đường dây kịch bản, cuối cùng được sự đồng thuận của Ban lãnh đạo, tác phẩm được giữ nguyên vị trí trong kịch bản và trở thành một điểm nhấn đầy cảm xúc của chương trình.
Tham khảo: htv.com.vn
Bạn tôi, sáng nhịn ăn, lên giảng đường Bạn tôi, sáng đạp xe, hai mươi cây số Thằng đi dạy thêm, đứa làm tiếp thị
Bến cũ cô liêu lục bình trôi líu ríu, cảnh cũ còn đây người xưa giờ vắng dạng nên lòng ai làm trĩu nặng bến… sông buồn.
Nam: Dù muốn dù không thì người cũng xa xa cuối phương trời Không nói một lời dù một lời cay đắng từ ly Nữ: Rồi người ra đi bỏ lại tôi tháng năm hiu q
Ngày qua em như bông hoa ủ kín hương trong vườn Chiếc khăn Matra phủ kín mặt yêu thương. Ngày qua em như con chim chỉ quẩn quanh trong nhà
Gác lạnh về khuya cơn gió lùa, trăng gầy nghiêng bóng cài song thưa, Nhớ ai mà ánh đèn hiu hắt, lá vàng nhẹ nhẹ đưa tưởng như bước lê hè phố. Anh ơi áo cưới đã may thiệp hồng đã gửi. Đừng nhớ đến em để buồn dâng diệu vợi đừng nhắc tên em cho thêm tội mảnh… trăng… gầy.
Tết nhứt mọi năm có khi nào anh buồn đâu mà giờ này anh than anh thở. Hay là Tết này hết tiền nên mặt mày méo mó gặp em đây nhăn nhó âu ... sầu.
Trước sân nhà ai có một dậu… hoa vàng. Và ánh mắt thơ ngây. Em dịu dàng thoăn thoắt đôi tay Tôi mê say nhìn tóc mượt bay dài. Từ buổi ấy quen nhau bên dậu hoa vàng nở rộ, sớm sớm chiều chiều trong xóm chài bé nhỏ đôi bóng tung tăng như sóng gió... giao… kề.
Nữ 1: Trời ơi, coi bả kìa, rao hàng không lo, ở đó mà suy tư, tưởng nhớ….. Ai mua hoa hôn? Hoa em mới thiệt là tươi, chưng ba ngày tết đổi đời lên tiê
Lúa của anh đây chớ nào phải đâu người xa lạ. Tui mới lên Sài Gòn có một tuần lễ thôi anh đã thay lòng đổi dạ biết vậy tui đâu có ngu có dại quay... v
Thiếp ở… nơi đây. Trên núi cao ven gành. Trong tháng năm ngóng chờ người về từ ải quan xa, trong bao gió sương lạnh lùng bền lòng ẵm con vọng phu.