Các tên soạn giả: Quế Anh, Quế Chi, Anh Vị, Dạ Thảo, Hoàng Loan (Hoàng Việt – Loan Thảo) mà bạn có thể đã từng nghe đều là bút danh của cố soạn giả Loan Thảo.
Tên thật: | Nguyễn Tấn Vị |
Nghệ danh: | Loan Thảo (Quế Chi) |
Năm sinh: | 1942 |
Quê quán: | Bạc Liêu |
Thế hệ: | Thế hệ 1950 - 1975 |
Soạn giả Loan Thảo tên thật là Lê Tấn Vị sinh năm 1942, tại Bạc Liêu. Ngoài bút danh Loan Thảo, ông còn bút danh khác là Quế Anh, Quế Chi, Anh Vị, Dạ Thảo, Hoàng - Loan (Hoàng Việt – Loan Thảo). Là con của một vị lương y thuốc Nam khá giả, có tâm ở địa phương, ảnh hưởng từ sự dưỡng dục của gia đình, cộng với tâm hồn nghệ sĩ, cùng năng khiếu văn chương, trí thông minh của mình Loan Thảo đã là một cây viết báo tường có tiếng ngay còn ờ dưới mái trường.
Loan Thảo có một giọng ca hay, từng đi thi một cuộc thi cải lương nhỏ nhưng về sau một cơn bệnh đã lấy đi giọng ca nên anh đi học đàn cổ nhạc, vững về nhịp nhàng cũng như xứ lý tình huống bài bản vắn trong cải lương, trong anh đã hội tụ đủ những tiêu thức để trở thành một soạn giả lớn ở độ tuổi rất trẻ.
Khi mới 20 tuổi, năm 1962 soạn giả Loan Thảo đã nổi danh trên bầu trời đầy sao với những tên tuổi lớn như Hà Triều, Hoa Phượng, Yên Lang, Quy Sắc, Kiên Giang, Nguyễn Phương, Thu An... với vở tuồng Khi rừng mới sang Thu trên sân khấu Thành Được - Út Bạch Lan, một vở tuồng chủ lực của đoàn mới thành lập. cùng hợp soạn với soạn giả đàn anh, đàn thầy Quy Sắc. Được biết những soạn giả mới vào nghề thường phải đứng liên doanh hay đứng sau một soạn giả tên tuổi thường trực nào đó, và một vở tuồng hay thường có sự tham gia ít nhất hai soạn giả, người viết cốt truyện, tạo nhân vật, người viết lời ca, tạo tâm lý nhân vật và mổi cảnh, mỗi hoàn cảnh cần những người viết khác nhau, chỉ có một ít số tuồng chỉ có một soạn giả.Với tên tuổi của mình, ông đã giới thiệu nghệ sĩ Nguyên Hạnh đi hát ở Ban cải lương Vân Kiều trên Đài truyền hình Sài Gòn, Loan Thảo là một con người hoa đồng, cỏ nội và hay giao du, giao lưu với các thầy đàn cổ nhạc, ông có mối quan hệ khá rộng ngay từ mới bước vào nghề.
Năm 1963, soạn giả Loan Thảo thành công với tuồng ăn khách trên sân khấu Thủ Đô cùng với soạn giả trẻ cùng trang lứa Hoàng Việt với vở tuồng Bóng Hồng Sa Mạc. Sau đó ông cùng với soạn giả Hoàng Việt có những vở tuồng nổi tiếng như Sở Vân Cứu Giá, Sở Vân Cưới Vợ, Tiêu anh Phụng, Con Gái Vua Trần Nhân Tông, Đường Lên Thiên Thai...
Năm 1964, ông có công phát hiện và dìu đắt một soạn giả tên tuối khác từ dưới mái trường, đó là soạn giả Thế Châu, người nổi tiếng nhất qua vở Bên Cầu Dệt Lụa, Trái Sầu Riêng... trong khi soạn giả Thế Châu chỉ là một thầy giáo ở Lái Thiêu, Bình Dương. Tiếng lành đồn xa, có một ông thầy giáo sáng tác cải lương rất hay, mới đoạt giải cấp trường nên với cái tâm yêu quí cải lương, biết trọng người tài hiếm thấy, soạn giả Loan Thảo đã tìm đến và nhận Thế Châu làm đệ tử. Sau này soạn giả Thế Châu muốn truyền nghề lại cho con trai Loan Thảo, Quế Thanh đề đền ơn, ông nói "Cả đời tao không nhận ai làm đệ tử nhưng nhớ ơn ba mày nhận tao làm đệ tử nên tao muốn nhận mày làm đệ tử", nhưng có lẽ duyên nhà nghề đã hết, nên Quế Thanh từ chối với lý do mẹ không thích con theo nghề của cha nữa. Loan Thảo và Thế Châu có những vở tuồng chung như Bao Công Xử án Trần Thế Mỹ, Bạch Viên Tôn Cát, Lưu Minh Châu, Ru Em Vào Mộng, Mười Năm Không Nói, Chung Vô Diệm, Đào Tam Xuân... dường như ông có nghiệp duyên với nghề giáo ở vùng đất Bình Dương, người hợp soạn đầu tiên của ông là một thầy giáo ở Bình Dương, soạn giả Quy Sắc thì người đệ tử, cộng tác thâm tình với ông lâu nhất là soạn giả Thế Châu cũng là một thầy giáo ở Bình Dương.
Năm 1965, năm 1966 ông khẳng định tên tuổi mình trên sân khấu Thanh Minh - Thanh Nga, thay soạn giả Hà Triều, Hoa Phượng về đoàn Dạ Lý Hương với các vở tuồng Tiếng hạc trong trăng, Bức ngôn đồ Đại Việt, Trăng lên đỉnh núi... Đặc biệt tuồng Tiếng hạc trong trăng cùng hợp soan với một soạn giả trẻ khác, lớn hơn ông chỉ một tuổi đó lá soạn giả Yên Ba, đã đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, và đoạt giải Thanh Tâm năm 1966, và nghệ sĩ Thành Được đoạt giải Thanh Tâm xuất sắc cùng năm với vai tướng cướp Thi Đằng của vở này.
Hai soạn giả Yên Ba, Loan Thảo sau Tiếng hạc trong trăng năm 1966, hai ông tách ra mỗi người một ngã. Loan Thảo về nắm kỹ thuật cho Hãng đĩa Việt Nam, chỉ thấy ông viết một số tuồng ngắn và những bản tân cổ giao duyên để thâu băng của chủ hãng đĩa cô Sáu Liên. Thấy được tài năng của một soạn giả trẻ và sức cạnh tranh các hãng đĩa khác nên cô Sáu Liên đã mời soạn giả Loan Thảo về làm biên tập, đạo diễn cải lương và cây bút chủ lực cho hãng. Nhóm soạn giả trẻ Loan Thảo, Thế Châu, Yên Ba, Hoàng Việt đã đưa tên tuổi hãng đĩa Việt Nam hùng mạnh nhất, còn vang tiếng cho đến ngày nay và các soạn giả này có đời sống thoải mái, giàu sang hơn bao giờ hết. Nhiều nghệ sĩ trẻ muốn thành danh và làm giàu thời buổi bấy giờ phải thành công qua các hãng đĩa, đặc biệt là hãng đĩa có sự cộng tác, tham gia của nhiều soạn giả tài năng như hãng đĩa Việt Nam, nên soạn giả Loan Thảo là soạn giả có quyền lực nhất trong thập niên 60, những tuồng cải lương kinh điển còn đến bây giờ đều qua bộ óc biên tập của ông.
Song song với công việc thường trực ở hãng đĩa Việt Nam, soạn giả Loan Thảo còn viết tuồng cho các đại bang xã hội kiếm hiệp như Dạ Lý Hương, Kim Chung... Cuộc đời ông cũng như nhiều nghệ sĩ, soạn giả tài danh khác xuôi ngược trên các sân khấu lớn của miền nam thời hoàng kim. Chỗ nào thích, sống tốt, thì cộng tác. Với tài năng ở nhiều lĩnh vưc khác nhau như tân cổ giao duyên, tuồng hương xa, kiếm hiệp, xã hội... Loan Thảo có thể thành danh và sống trên bất kỳ sân khấu nào. Ông còn cộng tác với nhiều soạn giả khác như Yên Lang, môt soạn giả thường trực của đoàn Kim Chung mạnh về các tuồng kiếm hiệp, qua các vở tuồng như Xin một lần yêu nhau, Tây Thi (1973), Hành khất đại hiệp.
Ngoài ra ông còn hợp tác với soạn giả Nhị Kiều tuồng Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu, ông có biệt tài đo ni đóng giày ngay cả trong bài tân cổ giao duyên, hầu hết các giọng ca thập niên 60 - 70 thế kỷ hai mươi đều thành công, sáng thêm tên tuổi khi ca ít nhiều các bài và diễn tuồng của ông, các tuồng của nhiều soạn giả khác khi thu lại tại hãng đĩa Việt Nam đều có công biên tập, chỉnh sữa, đạo diễn của ông đê lưu danh đến ngày nay. Ông có một quyền lưc rất lớn trong giới nghệ thuật nhưng chưa nghe một câu phàn nàn từ bất kỳ một nghệ sĩ nào về ông.
Năm 1972, ông cùng soạn giả Yên Lang về làm soạn giả thường trưc cho đoàn Viêt Nam - Minh Vương với vở cải lương Nắng Thu về ngõ trúc với số giao kèo gấp đôi mà Bầu Long đoàn Kim Chung trả, một năm sau đó ông lại hợp tác với soạn giả Yên lang trên sân khấu Kim Chung tuồng Tây Thi.
Cũng năm 1972, tác giả Loan Thảo cùng với soạn giả Hoàng Việt của hãng đĩa Việt Nam, đã đưa tên tuổi hai tài danh Thanh Kim Huệ và Chí Tâm lên danh sách hàng sao thượng thặng của cải lương miền Nam, qua vở tuồng ăn khách nhất, tuồng Lan và Điệp, không biết Lan và Điệp quê ở đâu mà có lá bàng, ngọn mẹ Tây, có hàng Điệp soi mình bóng nước, có mái nhà tranh, con đường đất đất đỏ, chiếc cầu tre gẩy nhịp, nơi mà con gái phải lo cho cha tách nước, hầu mẹ miếng trầu, tuổi ấu thơ thì có thể tắm song, hái ổi... Cảnh trí trong vở cải lương Lan và Điệp của Loan Thảo như một cảnh đâu đó ở một tình miền Đông Nam Bộ, khác với cái làng quê chợ Gỏ trong tác phẩm gốc Tắt lửa lòng của Nguyễn Công Hoan, người quê Thái Bình cho biết Điệp lên Hà Nội tiếp tục đường học vấn công danh nên Lan và Điệp quê ở tận ngoài Bắc.
Cải lương thịnh hành ở miền Nam, nên khi chuyển thể cải lương, soạn giả Loan Thảo tài tình biến cô Lan miền Bắc thành người miền Nam để tạo cảm giác gần gũi cho khán giả miền Nam, chuyển thể một tác phẩm, viết một bài vọng cổ giao duyên từ một bài nhạc, soạn lại một tuồng nổi tiếng trước đây làm cho tác phẩm, bài nhạc, tuồng đó nổi hơn, hay hơn, mở rộng hơn đó là điều chúng ta nên nghiên cứu học hỏi từ soạn giả Loan Thảo.
Sự nghiệp của ông bị ảnh hưởng rất nhiều của cuộc chiến Mậu Thân năm 1968, tình hình giới nghiêm do cuộc chiến kéo dài năm 1975, và phong trào phim Hồng Kông kiếm hiệp lấn át, nhưng không vì thế mà ông buông bỏ, ông tận dụng thế mạnh của phim, tâm lý khán giả để chuyển thể nhiều bộ phim hay thành tuồng cải lương hấp dẫn, lôi kéo khán giả đến rạp trong điều kiện như thế, như Trăng lên đỉnh núi, Sở Vân, Tiêu Anh Phụng, Hoa Mộc Lan.
Soạn giả Loan Thảo gắn bó với hãng đĩa Việt Nam đến ngày 30-4-1975, nhiều bài hát của ông chưa kịp phát hành, và nhiều bài ca đã thâu nhưng chưa kịp xuất bản qua các giọng ca Bích Hạnh, Hà Mỹ Xuân... Sinh thời ông cũng không ưa thích chụp hình, nên trận hỏa hoạn tại nhà năm 1982, trước khi ông mất đã cướp đi hết những tin tức, tài liệu hình ảnh về cải lương nói chung và về Loan Thảo nói riêng, những người thân trong gia đình cũng không có tấm hình nào để làm đám tang, phài dùng hình phát hoạ từ hội sân khấu cho soạn giả Loan Thảo. Hai tấm ảnh duy nhất ngày nay về tác giả Loan Thảo là bức chụp hình đoạt giải Thanh Tâm năm 1966 và một tấm trên mộ bia.
Sau năm 1975, ông không bị đi tù cải tạo hay bị cấm hành nghệ như những soạn giả Ngọc Điệp, Mộc Linh, Yên Lang, Hương Sắc... nên ông tham gia viết một số bài tân cổ giao duyên cách mạng như Bà Mẹ miền Nam, Cô gái Sài Gòn đi tải đạn, Tình đất đỏ miền đông, Đàn sáo Hậu Giang, Chiếc xuồng mới, Chiếc áo bà ba...với một bút danh mới Anh Vị (có tên con trai ông) còn tuồng tích thì hoàn toàn không có s áng tác thêm.
Sau năm 1975, các hãng đĩa bị kiểm duyệt, đánh tư sản nên ông lâm vào thế ngặt nghèo, thiếu cả gạo ăn, và nghe nói đâu ông nghiện hút chích, nên qua đời sớm ở tuổi 40, và bạn ăn ý hợp soạn với ông soạn giả Hoàng Việt cũng cùng chung số phận.
Các vở cải lương do Loan Thảo biên soạn:
Lan và Điệp (1972), Bức ngôn đồ Đại Việt, Trăng lên đỉnh núi, Dạ Xoa Hoàng Hậu, Tái sanh duyên, Bao công phò nhị tẩu, Lương Sơn Bá II, Thanh xà bạch xà (Đoàn Út Bạch Lan), Tiếu ngạo giang hồ,Tô Đắc Kỷ, Trương chi My Nương, Giọt lệ cung phi, Mạnh Lệ Quân thoát hài, Hạnh Nguyên cống Hồ, Trúng độc đắc, Mạnh Lệ Quân, Cây gậy thần, Nhị Độ Mai...
Loan Thảo cùng hợp soạn những vở cải lương với các soạn giả khác:
Đồng soạn giả với Thế Châu: Bạch Viên Tôn Cát, Mười năm không nói, Giọt lệ cung phi, Bao Công xử án Trần Thế Mỹ, Đào Tam Xuân, Chung Vô Diệm, Lưu Minh Châu, Tiếng hạt trong trăng (và Yên Ba), Hành khất đại hiệp hay Ru em vào mộng (và Yên Lang).
Đồng soạn giả với Hoàng Việt: Bóng hồng sa mạc (1964 do Hà Trần Quang, đạo diễn), Đường nào lên Thiên Thai, Con gái vua Trần Nhân Tông, Sở Vân cưới vợ, Sở Vân cứu giá. - Đồng soạn giả với Hoàng Lan vở Tiêu anh Phụng, Hoa Mộc Lan.
Đồng soạn giả với Hoa Phượng: Đường gươm Nguyên Bá.
Đồng soạn giả với Yên Lang: Tây Thi (1973), Xin một lần yêu nhau.
Đồng soạn giả với Nhị Kiều: Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu.
Đồng soạn giả với Quy Sắc: Khi rừng mới sang Thu (1962)
Đồng soạn giả với Lê Văn Dương: Phàn Lê Huê.
Soạn giả Loan Thảo mất năm 1982, thọ 40 tuổi. An táng tai Nghĩa trang nghệ sĩ trong một ngôi mộ đá hoa cương do vợ con lập. Ông để lại một người vợ khả ái hiện sống ở Mỹ, và một con gái Quế Chi sinh năm 1971, một con trai Quế Thanh sinh năm 1973. Các con ông thỉnh thoảng vẫn được mời lên các chương trinh liveshow cải lương đễ vinh danh cha mình. Bà Quế Anh bây giờ đã làm bà ngoại nhưng không khuyến khích con cái theo cái nghề lắm vinh quang cũng lắm tủi nhục này, nhất là những chuyến lưu diễn dài xa mái ấm gia đình, xa người thân yêu./.
Tham khảo: Huỳnh Ái Tông (Tìm hiểu về cải lương)
Nhưng ai đâu ngờ, lời xưa đã chứng minh khi đời tan vỡ. Lan đau buồn quá, khi hay điệp đã đi xây mộng gia đình. Nhưng thôi Lan ơi, em hãy quên đi chứ nhớ làm chi cái con người phản bội. Bao nhiêu tiếng yêu thương còn âm vang trong gió ân nghĩa nặng quằn vai mà đã vội... vong... tình.
Chiều nhìn ra đầu ngõ bâng khuâng niềm thuơng nhớ dáng xinh xinh một người. Trở lại thành đô sau những ngày dài nơi chuyến tuyến chợt nhìn em qua căn nhà màu tím mà lòng bỗng nghe lưu luyến khôn cùng.
Từ nay xa cách khó mong có ngày gặp lại. Cẩm Giang nàng hỡi sao trời chia cách đôi ta. Cẩm Giang ơi cho dù mặt đất này sụp đổ tan hoang và vầng dương kia tắt lịm đi giữa dòng đời giông bão nhưng tình cảm đôi ta vẫn trọn đời chung thủy
Quân Vương ơi suối tiển oanh đưa cho vừa câu thiên ly hận, thiếp trải niềm đau qua mấy tiếng tơ... đồng. Vách quế từ đây mưa gió lạnh cung hoàng.
Bởi tôi lỡ dại yêu lầm người ta, nên khổ đời tôi vì ai gian dối. Khi còn yêu đón đợi từng ngày, khi còn yêu quyến rũ vỗ về, bây giờ bạc lòng ra thế. Bước vào đường yêu một lầm hai lỡ, giờ chợt hiểu ra sầu hận chỉ riêng... mình.
Tại anh đó nên duyên mình dở dang, em nào mộng mơ quyền quý cao sang. Anh không mơ ước cao sang em chẳng mộng mơ quyền quý. Sao ai khiến xui chi cho hồ tan keo rã, cho vắng cho xa đôi đường đôi ngã ôm ấp niềm riêng thương nhớ… khôn… cùng. Khi xưa anh không nói nên đâu ngờ, để rồi anh trách em hững hờ, để rồi em trách anh ơ thờ.
Chiều nay rừng núi quạnh hiu mây chiều giăng giăng lạnh. Người sơn nữ trên đường về bản thượng gùi nhỏ trên vai như chở nặng nỗi đau... buồn.
Hôm qua em đi chùa hương Hoa cỏ còn mờ hơi sương Cùng Thầy Mẹ vấn đầu soi gương. Hỡi chiếc thuyền ai đang nhẹ lướt trên sông xin chờ tôi đi với. Duyên dáng làm sao mái tóc cô em gió đùa phất phới quyện mù sương trên mặt nước… sông… đầy.
Chiều nao tiễn nhau đi khí bóng ngã xế tà. Hoàng hôn đến đâu đây màu tím dâng trong hồn ta. Tiếng còi thét vang như xé tan màn sương xám. Hãy chậm lại phút giây tàu ơi đừng vội vàng chuyển bánh, mang người tôi yêu về tận chốn xa... nào.
Bông lan, cánh trắng nhuỵ vàng. Qua thương bởi cô nàng khéo nướng bánh bông lan. Cô Hai ơi cái bông lan nhụy vàng cánh trắng, còn bánh bông lan cánh vàng nhuỵ cũng vàng luôn. Vậy mà hễ vắng lâu thì trong bụng thấy buồn chắc là mai mốt tui về ở luôn… nơi... này.