Tên thật: | Quản Thị Minh Nguyệt |
Nghệ danh: | Nhị Kiều |
Năm sinh: | 1921 |
Quê quán: | Mõ Cày, Bến Tre, Việt Nam |
Thế hệ: | Thế hệ trước năm 1950 |
Soạn giả Nhị Kiều tên thật là Quản Thị Minh Nguyệt, sinh năm 1921, tại làng An Thạnh, huyện Mõ Cày, tỉnh Bến Tre. Cô viết tuồng lúc khởi đầu thì ký tên là Cô Nguyệt, rồi Hoàng Thị Nguyệt và sau cùng chị đổi bút danh là soạn giả Nhị Kiều.
Năm 1954, Đoàn hát Việt Kịch Năm Châu xuống tỉnh Bến Tre biểu diễn, lúc đó cô đã 33 tuổi. Đem lòng ái mộ nghệ sĩ Tám Vân, người đóng vai Duy Bạt trong tuồng Gió ngược chiều, cô quyết định sánh duyên cùng ông, theo ông trên khắp nẻo đường lưu diễn.
Yêu chồng và đam mê sân khấu, cô học cách soạn tuồng, học viết và học ca cổ. Văn chương của soạn giả Nhị Kiều nhiều nữ tính, nhẹ nhàng, ngay trong những đoạn gay cấn thì lời văn của cô vẫn mộc mạc, chân chất. Chuyện tuồng phần lớn được xây dụng một mạch có đầu có kết, như thể loại kể chuyện, ảnh hưởng nhiều từ tiểu thuyết của nhà văn Hồ Biểu Chánh.
Cô Nguyệt nói về tên soạn giả Nhị Kiều như sau: “Tôi bị rất nhiều người ganh ghét và họ thường nói là muốn gặp bà bầu Thơ, chủ gánh Thanh Minh - Thanh Nga, phải qua “hai cái cầu.” Họ nghĩ Nhị Kiều là hai cái cầu nhưng thực sự ý nghĩa của nó không phải vậy.
Tôi có người chị ruột tên là Quản Thị Trúc Mai (tức Hoàng Trúc Mai), giỏi làm thơ viết văn. Do đó tôi mượn một câu thơ của Tào Tháo: “Đồng Tước Chung Thân Tỏa Nhị Kiều “tự đặt bút danh Nhị Kiều để kỷ niệm gia đình tôi có hai người con gái theo nghiệp văn chương ”.
Từ 1963 đến năm 1972, Nhị Kiều đứng tên hợp soạn với các soạn giả sau đây:
Nhị Kiều cũng phóng tác theo tiểu thuyết của Ngọc Linh thành tuồng Nắng Sớm Mưa Chiều, và phóng tác tiểu thuyết của Trang Thề Hy thành tuồng Vầng Trăng Bên Kia Sông. Kịch bản Mùa thu lá bay và Truyền thuyết tình yêu là hai tác phẩm nổi tiếng của Nhị Kiều, đưa tên tuổi nghệ sĩ Bạch Tuyết vai Hàn Ni, cố nghệ sĩ Minh Phụng vai Văn Lâu, nghệ sĩ Vũ Linh vai Phi Cát, nghệ sĩ Thanh Thanh Tâm, nghệ sĩ Kiều Phượng Loan, Thanh Hằng vai nữ vương lên đỉnh cao nghệ thuật ca diễn.
Sau năm 1975, soạn giả Nhị Kiều có tuồng thu video: Hoa Cẩm Chướng, Huyền Thoại Một Chuyện Tình, Giọt Mưa Thu, Lỡ Chuyến Đò Thương, Vết Thương Kỷ Niệm, Vị Đắng Lá Sầu Đâu, Trăng Nước Lạc Dương Thành, Người Khách Thương Hồ, Nửa Đêm Chợt Tỉnh, Lòng Người Bạc Đen, ...
Từ năm 1995 đến nay, nữ soạn giả Nhị Kiều và nghệ sĩ Tám Vân về sống cùng các con ở xã Bình Nhâm, quận Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương. Một khu vườn yên tịnh bao quanh ngôi nhà nhỏ, cạnh ngôi nhà được cất thêm một chái nhà tranh. Đây là nơi đôi vợ chồng nghệ sĩ Tám Vân - Nhị Kiều sống an hưởng tuổi già.
Nữ soạn giả Nhị Kiều đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng lúc 5 giờ 30 sáng ngày 5/11/2010. Thọ 90 tuổi.
Hơn bốn mươi năm theo chồng lang thang theo nhiều đoàn hát, nữ soạn giả Nhị Kiều hợp soạn với nhiều soạn giả nổi danh của những thập niên 60 - 70. Bà cũng phóng tác theo các tiểu thuyết của các nhà văn nhà báo, và khi phong trào thu video cải lương phát triển rộn rịp thì chị cũng có mặt trong hàng ngũ của những soạn giả được đặt hàng nhiều nhất, nữ soạn giả Nhị Kiều được kể là một soạn giả viết nhiều nhất, viết nhanh nhất và cũng là một soạn giả già nhất còn minh mẫn, còn nhớ trước nhớ sau và sáng tạo ra chuyện tuồng được.
Tham khảo: Huỳnh Ái Tông (Tìm hiểu về cải lương)
Tôi đâu dám giận mà làm sao tôi giận được. Trước tấm chân tình cao cả của tiểu thơ đã dành tặng cho một kẻ đã sa cơ. Quỳnh Nga, nhận vật trao tay ta nghẹn ngào rơi lệ. Rừng rực lửa yêu đương ta nguyện cùng ai đó thề vẹn chữ chung tình.
Tuy rượu quán nghèo nhưng nồng nàn hương vị. Xin kính cẩn tay nâng mời tri kỷ mượn chén rượu ngày xưa cho tròn vẹn thâm tình. Đại huynh, đệ muốn tìm lại trọn vẹn thâm tình của ngày đưa tiễn, của hai người bạn nghèo đã rót rượu dặn dò nhau.