Tên thật: | Huỳnh Trí Bá |
Nghệ danh: | Viễn Châu (NSND) |
Năm sinh: | 1924 |
Quê quán: | Đôn Châu, Trà Cú, Trà Vinh |
Thế hệ: | Thế hệ 1950 - 1975 |
Viễn Châu (tên thật Huỳnh Trí Bá, 21 tháng 10 năm 1924 - 1 tháng 2 năm 2016) là danh cầm đàn tranh và soạn giả cải lương người Việt Nam. Ông được cho là người đã khai sinh ra thể loại cải lương tân cổ giao duyên và đã có công đào tạo ra nhiều thế hệ nghệ sĩ cải lương danh tiếng một thời. Ông được Nhà nước Việt Nam trao danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.
Ông sinh năm 1924, tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Ông xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả, là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ miền Nam.
Thuở nhỏ, ông học quốc văn ở trường làng và học Hán văn với những bậc túc nho ở tại nhà. Ngoài ra, khi còn học ở trường, ông đã mê đờn ca, cả tân lẫn cổ, thường có mặt trong các buổi đờn ca tài tử, hoặc cùng bạn bè tổ chức đờn ca. Ông mày mò những ngón đờn học lỏm qua đĩa hát nhựa cũng như các nhóm đờn ca tài tử ở làng quê. Đến năm 19 tuổi, ông đàn thạo các loại đàn tranh, vĩ cầm, guitar và được nhiều người khen ngợi.
Ông được mệnh danh là "vua của các vị vua cải lương", "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài Hòn vọng phu, Út Trà Ôn với Tình anh bán chiếu,... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Không có Viễn Châu là không có Ngọc Giàu cũng như gần hết các tên tuổi cải lương nổi tiếng của cải lương thời hoàng kim.
Ngọc Giàu
Nhờ bài vọng cổ "Tình anh bán chiếu" mà Ngã Bảy Phụng Hiệp được nổi danh khắp vùng Nam bộ nên địa phương rất biết ơn soạn giả Viễn Châu.
Lê Phú Khải, dẫn lời một lãnh đạo Huyện ủy Phụng Hiệp (Báo Cần Thơ)
Một sáng tạo của Viễn Châu có ý nghĩa đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật là việc ghép tân nhạc vào bản vọng cổ mà ông gọi là Tân cổ giao duyên. Bản tân cổ giao duyên đầu tiên của ông có tựa Chàng là ai (Tân nhạc: Nguyễn Hữu Thiết), sáng tác từ năm 1958, do Lệ Thủy ca năm 1964[1]. Dù thể loại mới này đã gây ra nhiều tranh cãi trên báo chí thời bấy giờ, nhưng sức tồn tại của nó cũng như sự hâm mộ của công chúng là bằng chứng cụ thể nhất đối với tân cổ giao duyên.
Tham thảo: Wikipedia
Anh Trí ơi kể từ nay anh không còn sợ cô... đơn. Bên anh, em trọn đời săn sóc đau thương. Buồn vui năm tháng, anh sẽ tìm thấy ở bên em. Anh sẽ về lại Quy Nhơn mà làm thơ ca tụng trăng vàng.
Những chuyến tàu đêm rời khỏi sân ga rồi khuất dần trong bóng tối, bỏ lại nơi đây một người ngồi mong đợi hố mắt thâm sâu như mang nặng mối u... hoài
Ai mua trăng tôi bán trăng cho, trăng nằm yên trên cành liễu đợi chờ. Tôi đã ra đi, đi về đất Chúa. trọn đời xin giã biệt nàng thơ. Ai mua trăng mà người định đem đi bán. Người định bán bao nhiêu một ánh... trăng... vàng.
Thương nhau cau bổ làm đôi miếng. Một lá trầu xanh thắm nợ duyên. Anh hứa với em khi mình nên duyên nợ, thì một lá trầu xanh cũng nên vợ nên... chồng. Hoa thu rụng, rơi đầy bên bờ sông lạnh. Em đếm bao lá rụng, một ngày thu buồn hiu quạnh
Tây Thi ơi, nước bạc ngược dòng trăng tà lộn bóng nàng ra đi để cho tôi mang sầu hận đến muôn... đời.
Tôi người viễn khách cô đơn dừng lại quán khuya giữa canh buồn hiu hắt, ngoảnh mặt nhìn xa sương rơi mờ mịt quán lạnh về khuya vàng vọt ánh trăng
Hò hơ ... Ghe chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm Công tôi cực lắm mưa nắng dãi dầu. Chiếu này tôi chẳng bán đâu. Tìm cô không gặp, hò hơ ... Tôi gối đầu mỗi đêm.
Biên cương lá rơi Thu Hà em ơi. Đường dài mịt mù em không đến nơi. Mây nước buồn cơn lửa binh. Hết kể chuyện chung tình. Khóc than duyên em một mình.
Con chim sắt đã lao vào trong khói trắng. Bỏ lại nơi này tâm sự kẻ ly hương. Không tiễn đưa ai bởi không có ai để mình đưa tiễn, thế sao những buổi chiều mưa lạnh tôi vẫn đến đây để nhìn phi cơ cất cánh, rồi khuất dần trong khói trắng... sương... mờ.
Trăng hỡi trăng ơi, bao đêm rồi ta nhớ vầng trăng. Nhưng tại sao ta đã ngồi đây suốt một đêm thu bốn bề giá lạnh mà vầng trăng khuya vẫn khuất dạng giữa... đêm... sầu.