Tên thật: | Huỳnh Trí Bá |
Nghệ danh: | Viễn Châu (NSND) |
Năm sinh: | 1924 |
Quê quán: | Đôn Châu, Trà Cú, Trà Vinh |
Thế hệ: | Thế hệ 1950 - 1975 |
Viễn Châu (tên thật Huỳnh Trí Bá, 21 tháng 10 năm 1924 - 1 tháng 2 năm 2016) là danh cầm đàn tranh và soạn giả cải lương người Việt Nam. Ông được cho là người đã khai sinh ra thể loại cải lương tân cổ giao duyên và đã có công đào tạo ra nhiều thế hệ nghệ sĩ cải lương danh tiếng một thời. Ông được Nhà nước Việt Nam trao danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.
Ông sinh năm 1924, tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Ông xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả, là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ miền Nam.
Thuở nhỏ, ông học quốc văn ở trường làng và học Hán văn với những bậc túc nho ở tại nhà. Ngoài ra, khi còn học ở trường, ông đã mê đờn ca, cả tân lẫn cổ, thường có mặt trong các buổi đờn ca tài tử, hoặc cùng bạn bè tổ chức đờn ca. Ông mày mò những ngón đờn học lỏm qua đĩa hát nhựa cũng như các nhóm đờn ca tài tử ở làng quê. Đến năm 19 tuổi, ông đàn thạo các loại đàn tranh, vĩ cầm, guitar và được nhiều người khen ngợi.
Ông được mệnh danh là "vua của các vị vua cải lương", "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài Hòn vọng phu, Út Trà Ôn với Tình anh bán chiếu,... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Không có Viễn Châu là không có Ngọc Giàu cũng như gần hết các tên tuổi cải lương nổi tiếng của cải lương thời hoàng kim.
Ngọc Giàu
Nhờ bài vọng cổ "Tình anh bán chiếu" mà Ngã Bảy Phụng Hiệp được nổi danh khắp vùng Nam bộ nên địa phương rất biết ơn soạn giả Viễn Châu.
Lê Phú Khải, dẫn lời một lãnh đạo Huyện ủy Phụng Hiệp (Báo Cần Thơ)
Một sáng tạo của Viễn Châu có ý nghĩa đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật là việc ghép tân nhạc vào bản vọng cổ mà ông gọi là Tân cổ giao duyên. Bản tân cổ giao duyên đầu tiên của ông có tựa Chàng là ai (Tân nhạc: Nguyễn Hữu Thiết), sáng tác từ năm 1958, do Lệ Thủy ca năm 1964[1]. Dù thể loại mới này đã gây ra nhiều tranh cãi trên báo chí thời bấy giờ, nhưng sức tồn tại của nó cũng như sự hâm mộ của công chúng là bằng chứng cụ thể nhất đối với tân cổ giao duyên.
Tham thảo: Wikipedia
Dưới ánh trăng thu, ta dạo mấy cung đàn Dù đã cạn bầu mà không có bạn tri âm Lênh đênh thuyền trôi giữa dòng Trăng soi vằng vặc Niêm Sầm.
Anh ơi đời em đang thắm tươi như hoa với mộng, tại vì sao em nhớ em . . . buồn. Mắt đăm đăm như vọng phía sa trường. Nhớ về đâu phương nào trăng chếch
Phong tiêu tiêu hề dịch thủy hà Đây ngày tang tóc của yên ban Gió chiều trở lạnh buồn sông núi Tân khách muôn người lệ chứa chan
Đêm nay thu sang cùng heo may, Đêm nay sương lam mờ chân mây, Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng, Như nhớ thương ai chùng tơ lòng, Ai oán thương ai đêm đêm sầu lẻ bóng, như ngàn thu cô phụ đứng… mong… chồng.
Hò ... ơ... Đèn treo bến Bắc, gió hắt ngọn đèn tàn. Ai về Mỹ Thuận, Tiền Giang……Có thương nhớ gã ... Hò ... ơ ... Có thương nhớ gã đánh đàn năm xưa.