Tên thật: | Huỳnh Trí Bá |
Nghệ danh: | Viễn Châu (NSND) |
Năm sinh: | 1924 |
Quê quán: | Đôn Châu, Trà Cú, Trà Vinh |
Thế hệ: | Thế hệ 1950 - 1975 |
Viễn Châu (tên thật Huỳnh Trí Bá, 21 tháng 10 năm 1924 - 1 tháng 2 năm 2016) là danh cầm đàn tranh và soạn giả cải lương người Việt Nam. Ông được cho là người đã khai sinh ra thể loại cải lương tân cổ giao duyên và đã có công đào tạo ra nhiều thế hệ nghệ sĩ cải lương danh tiếng một thời. Ông được Nhà nước Việt Nam trao danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.
Ông sinh năm 1924, tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Ông xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả, là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ miền Nam.
Thuở nhỏ, ông học quốc văn ở trường làng và học Hán văn với những bậc túc nho ở tại nhà. Ngoài ra, khi còn học ở trường, ông đã mê đờn ca, cả tân lẫn cổ, thường có mặt trong các buổi đờn ca tài tử, hoặc cùng bạn bè tổ chức đờn ca. Ông mày mò những ngón đờn học lỏm qua đĩa hát nhựa cũng như các nhóm đờn ca tài tử ở làng quê. Đến năm 19 tuổi, ông đàn thạo các loại đàn tranh, vĩ cầm, guitar và được nhiều người khen ngợi.
Ông được mệnh danh là "vua của các vị vua cải lương", "là người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài Hòn vọng phu, Út Trà Ôn với Tình anh bán chiếu,... Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,...
Không có Viễn Châu là không có Ngọc Giàu cũng như gần hết các tên tuổi cải lương nổi tiếng của cải lương thời hoàng kim.
Ngọc Giàu
Nhờ bài vọng cổ "Tình anh bán chiếu" mà Ngã Bảy Phụng Hiệp được nổi danh khắp vùng Nam bộ nên địa phương rất biết ơn soạn giả Viễn Châu.
Lê Phú Khải, dẫn lời một lãnh đạo Huyện ủy Phụng Hiệp (Báo Cần Thơ)
Một sáng tạo của Viễn Châu có ý nghĩa đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật là việc ghép tân nhạc vào bản vọng cổ mà ông gọi là Tân cổ giao duyên. Bản tân cổ giao duyên đầu tiên của ông có tựa Chàng là ai (Tân nhạc: Nguyễn Hữu Thiết), sáng tác từ năm 1958, do Lệ Thủy ca năm 1964[1]. Dù thể loại mới này đã gây ra nhiều tranh cãi trên báo chí thời bấy giờ, nhưng sức tồn tại của nó cũng như sự hâm mộ của công chúng là bằng chứng cụ thể nhất đối với tân cổ giao duyên.
Tham thảo: Wikipedia
Ai đã cùng tôi ngày xưa thề câu hẹn ước. Ai đã cùng tôi ngày xưa thề câu thuỷ chung. Thôi có còn chi đâu khi người ra đi không hẹn ngày trở lại. Có còn chăng nơi xóm nghèo hiu quạnh bên dòng sông trơ trọi bóng... con... đò.
Anh ở đầu sông, em cuối sông Uống chung dòng nước Vàm Cỏ Đông. Xa nhau đã chín ba mùa lúa Chưa ngày gặp lại nhớ mênh mông. Nghe tiếng bìm bịp kêu nhìn theo con nước chảy, chín nhớ mười mong đầu sông cuối bãi những dòng thơ gởi lại bến ân… tình.
Rão bước qua mấy nhịp cầu tre trở về nơi mái lá. Con mới hay tin mẹ đã... qua... đời. Trong lúc tản cư mẹ sống nhờ bên ngoại. Mẹ bán từng lon gạo để nuôi con trong cơn khói lửa... điêu... tàn.
Chẳng nhớ thương ai mà lòng em xao xuyến. Buồn nào hơn khi nghe tiếng mưa... rừng. Tiếng mưa rơi theo suối lệ ngập ngừng.
Tàu đêm dân tàn. Tôi đến sân ga đưa tiễn người trai đi về ngàn. Cầm chắc đôi tay ghi vào lòng tâm tư ngày nay. Gió khuya ôi lạnh sao. Uớt nhẹ đôi tà áo.
Em ơi trăng sáng đêm thu chỉ là màu khăn tang trắng, nếu hai đứa ta chẳng đặng chung... cùng. Thì dù mùa xuân ta vẫn thấy lạnh lùng.
Bông ô môi, gió cuốn rụng đầy trên sông. Nhìn mây trời mêng mông. Kẻ ly hương nay đã quay về. Sao trong dạ não nề. Bến nước năm xưa chỉ còn cội đa già chơ vơ rũ bóng. Gió đông ơi lòng tôi đà ớn lạnh sao gió đông còn thổi làm chi cho bông ô môi rũ cánh rụng... tơi... bời.
Phương Tử ơi rượu Sa-Kê nửa bầu vừa uống cạn thì thấp thoáng trước thềm rêu đã rơi rụng đóa anh đào. Một đêm không trăng ta trở về tìm nàng nơi quán lạnh, cớ sao chỉ thấy hoa đào rơi từng cánh ở... ven... đường
Hôm qua em đi chùa hương Hoa cỏ còn mờ hơi sương Cùng Thầy Mẹ vấn đầu soi gương. Hỡi chiếc thuyền ai đang nhẹ lướt trên sông xin chờ tôi đi với. Duyên dáng làm sao mái tóc cô em gió đùa phất phới quyện mù sương trên mặt nước… sông… đầy.
Em ở nơi nào em ở đâu? Lời ca tức tưởi giữa cung sầu. Mỗi khi có dịp xuống Hậu Giang và đi ngang cầu Bến Lức. Tôi còn nhớ mãi những lời ca não nuột của em bé thơ ngây hát dạo ở... ven... đường.