Vọng Cổ (Câu 6) trong cải lương vọng cổ?

Chia Sẻ 20/04/2023 13:42
Tổng quan Ký âm

Trong bài viết này, Lời Vọng Cổ sẽ giới thiệu cơ bản về Câu 6 trong hệ thống Vọng cổ 32 nhịp hiện nay.

Vọng cổ 32 nhịp hiện nay đầy đủ có 6 (sáu) câu, câu 6 là câu kết thúc trong bài vọng cổ. Cũng như câu 1 tỷ lệ xuất hiện của câu 6 trong bài tân cổ, vọng cổ gần như là 100%. Thông thường các bài tân cổ, vọng cổ 32 nhịp hiện nay sẽ được viết ở các cấu trúc quen thuộc là Câu 1 - Câu 2 - Câu 5 - Câu 6 (1 2 5 6), hoặc ngắn hơn là Câu 1, Câu 2, Câu 6 (1 2 6)... do vậy, câu 1, câu 2, câu 6 hầu hết đều xuất hiện trong các bài tân cổ, vọng cổ.

Câu 6 được gọi là câu vọng cổ “đủ”, nghĩa là đầy đủ 8 khuôn (không có phần lên vọng cổ như câu 1, câu 4, câu 5), cấu trúc câu 6 như sau:

Khuôn được tính là 4 nhịp trong một câu vọng cổ, chữ cuối của mỗi khuôn được lấy làm tên của khuôn đó.

Đối với vọng cổ Câu 6, thông thường 8 nhịp đầu hoặc 12 nhịp đầu sẽ đàn chầu, người ca sẽ bắt đầu ca sau khi hết nhịp 8 hoặc nhịp 12. Nói cách khác, thông thường, người ca sẽ bắt đầu ca từ khuôn Xang 12, hoặc Cống 16. Các khuôn trước đó người ca nghỉ để người đàn chầu (đàn chầu).

Trong câu 6, từ đầu đến hết khuôn Xang 20, chữ cuối cùng của mỗi khuôn có thể dấu gì cũng được, tùy ý. Và người ca cũng không cần dứt khuôn đúng nhịp ở những khuôn này.

Khuôn Xề 24 bắt buộc chữ cuối cùng phải là chữ có dấu Huyền và người ca bắt buộc phải dứt lời ca đúng vào nhịp xề 24 này. Cũng như các câu vọng cổ khác, nhịp 24 sẽ được gõ Song Lang. Đây là Song Lang duy nhất trong bài vọng cổ mà lời ca tại đó mang dấu Huyền.

Khuôn Xang 28 thì tương tự như các câu khác, không bắt buộc dấu ở chữ cuối cùng, cũng không bắt buộc người ca phải dứt đúng nhịp.

Khuôn Hò/Liu 32 là khuôn cuối cùng của câu 6, cũng là khuôn kết thúc bài tân cổ, vọng cổ. Đa số chữ cuối cùng của khuôn này là không dấu (chữ Liu), một số ít trường hợp chữ cuối cùng vẫn có thể là dấu Huyền (chữ Hò), giống như Hò 20 ở câu 1, câu 2 , câu 4, câu 5. Người ca bắt buộc phải dứt lời ca đúng nhịp ở nhịp 32 để kết thúc bài vọng cổ.

Trên đây là những thông tin cơ bản về Câu 6 trong hệ thống vọng cổ 23 nhịp 6 câu hiện nay. Trên thực tế, có rất nhiều tác phẩm được cải biên câu 6 để làm phong phú hơn bài tân cổ, vọng cổ.

Thông thường, sau khi hết câu 5, người ca sẽ nghỉ để người đàn chầu 8 nhịp hoặc chầu 12 nhịp sau đó mới ca tiếp. Tuy nhiên có rất nhiều tác phẩm sau khi hết câu 5, tác giả sẽ thêm vào một đoạn tân nhạc, một bài bản cải lương hoặc một điệu lý sau đó mới quay về lại 3 hoặc 4 khuôn cuối của câu 6 (hầu hết là 3 khuôn cuối vì sau khi hết tân nhạc, bài bản hoặc điệu lý về khuôn Xề 24 nghe có vẻ mượt mà hơn,chỉ một số ít trường hợp về khuôn Xang 20).

Một số bài vọng cổ sau khi dứt Xề 24, người ca sẽ ca Tụng một hơi dài không nghỉ cho đến hết bài vọng cổ ở nhịp 32 câu 6.

Đang cập nhật bản ký âm của bài bản Vọng Cổ (Câu 6)


Nghe giai điệu
Đang cập nhật giai điệu Vọng Cổ (Câu 6)

Thảo Luận
Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên bình luận.
Nhập Bình Luận
Hãy nhớ bình luận nội dung tôn trọng người khác và tuân thủ điều khoản của chúng tôi.

Các tác phẩm có Vọng Cổ (Câu 6) (496 tác phẩm)
Avatar

Xuân đã về khắp chốn, mai, lan, đào khoe sắc hương. Bao tháng năm chờ đợi, ngày về thăm lại cố hương, cho lòng vơi bớt nhớ thương. Tôi đã vượt qua những miền quê yêu dấu. Về thăm đất mẹ quê tôi từng ngày đổi mới, cuộc sống nâng lên hạnh phúc… dâng…tràn.

Avatar

Chuyến tàu sáng nay đưa tôi về đất mẹ Sóng biển rì rào hay sóng của lòng tôi Xa cách bao năm trong dạ bùi ngùi Giờ trở lại lòng dâng niềm thương cảm. Đã mấy năm qua lo gìn giữ Trường Sa nay mới trở về quê cũ. Lời mẹ ru xưa có còn vang trong gió, chuyến phà xưa có còn đưa khách… sang… bờ.

Avatar

Nhìn về phương ấy Hòn Tre, khen ai khéo vẽ nên hòn đảo xanh. Nhìn xa tựa một bức tranh, lẫn trong sương sớm như thành phố xa. Chuyến tàu sáng nay rẽ sóng vượt trùng dương đưa tôi về xứ biển. Thăm lại sự đổi thay của hải đảo… năm… nào.

Avatar
Lời Vọng Cổ: Sông Hương  ⁄  Tân Nhạc: Cao Nhật Minh

Không biết tự bao giờ, mình thương nhau nhiều quá. Để nay xa rời, em thấy nhớ anh làm sao. Nơi đó xa xôi một góc trời thương nhớ. Có hình bóng ai luôn dõi mắt trông theo như tình anh đó thương làm sao một tấm… chân… tình.

Avatar

Xuân, Hạ, Thu, Đông, bốn mùa cây thay lá. Mùa Thu này lã chã lá vàng rơi. Ta nhớ lại thuở xa… xưa. Kiên Lương ơi, nét đẹp của núi đá hòa quyện vào biển xanh làm lòng tôi xao xuyến. Hòn Phụ Tử vẫn rêu xanh theo cùng năm tháng che chở cho con vượt qua sóng gió… muôn… trùng.

Avatar

Đêm này nữa là bao đêm rồi em chẳng nhớ. Một mình em buồn trăn trở với cô đơn. Phải ngày xưa đừng ai giận ai hờn. Thì giờ đây chẳng đôi đường đôi ngả. Chuyện ngày xưa đã xa dần theo năm tháng. Nỗi niềm xưa đã chìm vào quên lãng sao lệ đắng cay vẫn lai láng… muôn… dòng.


Xem các bài bản khác
Vọng Cổ (Câu 1)
28,159 lượt xem
Vọng Cổ (Câu 5)
17,034 lượt xem
Vọng Cổ (Câu 2)
15,058 lượt xem
Tân Nhạc
14,806 lượt xem
Đoạn Khúc Lam Giang
12,855 lượt xem
Vọng Kim Lang
11,492 lượt xem
Phi Vân Điệp Khúc
9,863 lượt xem
Trăng Thu Dạ Khúc
9,568 lượt xem
Nói Lối
9,511 lượt xem
Văn Thiên Tường
9,200 lượt xem
Lý Con Sáo
7,136 lượt xem
Vọng Cổ (Câu 4)
6,299 lượt xem
Phụng Hoàng
6,101 lượt xem
Nam Ai
5,050 lượt xem
Lý Cái Mơn
4,801 lượt xem
Thơ
4,456 lượt xem
Lý Trăng Soi
3,296 lượt xem
Lý Sâm Thương
3,088 lượt xem
Ngựa Ô Nam
2,942 lượt xem
Diễn / Nói
2,752 lượt xem