Nghệ sĩ Thanh Tuấn

Tên thật: Nguyễn Thanh Liêm
Nghệ danh: Thanh Tuấn
Năm sinh: 1948 (77 Tuổi)
Quê quán: Đức Phổ, Quảng Ngãi
Thế hệ: Thế hệ 1975 - 2000

Tiểu sử nghệ sĩ Thanh Tuấn

Thanh Tuấn là ai?

Nghệ sĩ Thanh Tuấn tên thật là Nguyễn Thanh Liêm, sinh năm 1950 tại Đức Phổ, Quảng Ngãi. Thanh Tuấn là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng cùng thời với Lệ Thủy, Bạch Tuyết, Mỹ Châu, Minh Cảnh, Thanh Sang, Thanh Nga, Ngọc Giàu, Hồng Nga, Phượng Liên, Minh Vương, Minh Phụng, Thanh Tòng, ... Ông đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu cao quý nhất Nghệ sĩ nhân dân.

Ông sinh ra tại vùng đất có truyền thống cách mạng ở Quảng Ngãi. Đến năm 1962, vùng quê ấy được giải phóng, thế là Thanh Liêm được cắp sách đến trường. Thanh Liêm sinh ra đã có sẵn dòng máu nghệ thuật, nên lúc học ở trường phổ thông, anh nhiệt tình, linh hoạt với phong trào văn thể mỹ (làm báo tường, đá bóng, văn nghệ). Năm 1963–1964, anh được Đoàn Thanh niên địa phương chỉ định làm Trưởng Ban Văn nghệ thiếu nhi của thôn. Ban ngày đến trường học chữ, ban đêm anh đi học vũ đạo, ca nhạc do những cán bộ của đoàn văn công huyện huấn luyện. Sau đó, anh về thôn tập dợt cho Ban văn nghệ ở thôn.

Thanh Liêm và một vài thành viên trong Ban văn nghệ lúc đó thường được Đài Phát thanh Quảng Ngãi mời thu thanh chương trình ca nhạc "Tiếng hát học sinh"; và từ đây Thanh Liêm đã nung nấu ước mơ làm nghệ sĩ... Tuy nhiên, sở trường của anh lúc bấy giờ là ca nhạc, với những ca khúc hợp với tuổi học trò hoặc những ca khúc tiền chiến của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là chính. Còn về tài tử – Cải lương thì anh chưa biết gì, chỉ thỉnh thoảng nghe đài, đĩa hát rồi ca bập bẹ vài câu vọng cổ. Giữa năm 1964, chiến tranh ác liệt, Mỹ đổ bộ vào miền Trung, Nam Bộ, sau khi đảo chính Ngô Đình Diệm (11/1963) để dựng lên chính quyền mới của Sài Gòn. Giặc càn quét rất khốc liệt vào vùng giải phóng-quê của Thanh Liêm. Ban đầu, Ban văn nghệ của Thanh Liêm cũng muốn chứng tỏ chí khí cách mạng của mình, cùng với tổ chức Đoàn, Đội theo bộ đội xuống chiến hào chống giặc... Tinh thần thì thừa nhưng vũ khí và lực lượng thì thiếu, không tương quan với giặc, nên sau 3 ngày đêm dưới chiến hào chịu không nổi, tổ chức phải giải tán Ban văn nghệ trước, đưa khỏi chiến hào rồi mạnh ai nấy tìm đường chạy giặc... Sau đó, cũng năm này, Thanh Liêm chạy vào Sài Gòn để tìm kế mưu sinh.

Buổi đầu Thanh Liêm đến Sài Gòn hầu như không có người thân để nương tựa, trong tay không chút vốn liếng, nghề nghiệp gì cả; vì anh cùng theo một người ở quê, nhưng vào đến Sài Gòn thì mạnh ai nấy tìm phương cách để sống. Thanh Liêm tìm đến những nơi ca nhạc như phòng trà, quán bar để xin cộng tác nhưng đều bị từ chối, rồi anh tìm đến rạp hát để xin phụ việc tạp vụ có chỗ tạm trú qua ngày. Trong thời gian này, anh muốn tìm nghề thích hợp với khả năng của mình, và không có gì ngoài giọng ca sẵn có anh bắt đầu tầm sư học đạo.

Nhờ quen với những người ở rạp hát, họ chỉ anh qua quận 8, tìm đến lò nhạc sĩ út trong và nhạc sĩ Bảy Trạch (cùng thầy với Minh Vương) để học ca Tài tử và Cải lương. Vốn có năng khiếu văn nghệ, Thanh Liêm học rất nhanh vì anh đã biết cơ bản về nhịp điệu bên tân nhạc, nên học hơi điệu bài bản Tài tử - Cải lương rồi phân nhịp. Thanh Liêm tiếp thu rất nhanh, đến nổi hai thầy đờn dạy anh rất đỗi ngạc nhiên, nhất là bộ nhịp của anh chắc nịch như đinh đóng cột. Chỉ trong vòng thời gian chưa đầy nửa năm mà Thanh Liêm ca rành 3 Nam, 6 Bắc, 7 Bài, toán, Vọng cổ và nhiều bài bản vắn Cải lương (1965).

Khi Thanh Liêm tương đối vững vàng về ca ngâm, anh hỏi ý kiến hai thầy đờn là anh có thể theo gánh hát được chưa? Hai thầy đểu có một "đáp án" là về ca ngâm Tài tử thì anh đã khá, nhưng ca Cải lương cần phải rèn thêm kỹ thuật biểu cảm theo sân khấu, tức là theo vai diễn từng nhân vật.

Vâng lời thầy, Thanh Liêm nhiều đêm nép mình ở các rạp hát để xem những nghệ sĩ đàn anh ca diễn mà học gián tiếp cái hay của mỗi người một nét, nhận biết tính cách nhân vật, thế nào là hỉ, nộ, ái, ố



Thảo Luận
Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên bình luận.
Nhập Bình Luận
Hãy nhớ bình luận nội dung tôn trọng người khác và tuân thủ điều khoản của chúng tôi.

Các tác phẩm nghệ sĩ Thanh Tuấn trình bày (14 tác phẩm)
Thanh Tuấn ft Lệ Thủy
Soạn Giả: Huyền Nhung  ⁄  Tân Nhạc: Trương Quang Lục

Ơi Vàm Cỏ Đông Ơi hỡi dòng sông. Nước xanh biên biếc chẳng đổi thay dòng. Từ buổi quen nhau em thường kể cho anh nghe chuyện màu xanh trên dòng sông Vàm Cỏ. Kỷ niệm quê hương hay tình em đó rồi năm tháng xa nhau như con sóng như con sóng nhỏ trong lòng. Gió lên đi cho tình ta say ước mơ. Bấy lâu mong chờ, ánh trăng đôi bờ.

Thanh Tuấn

Lời riêng này anh gửi cho em, từ thành phố thân yêu nhớ về nơi đó. Nhớ biển Nha Trang đêm hè lộng gió. Mặt nước xanh rờn con sóng khẽ lời... ru, Nhớ lại ngày nào đứng ngắm mê say xa tầm đồng khơi đoàn tàu đang thả lưới. Mặt nước biển xanh im lìm in bóng núi xào xạt hàng dương gió nhẹ lá buông mành

Thanh Tuấn

Có một chuyện vui nhỏ trên đường. Nên chép lại khúc ca. Tôi quen cô bạn đường xa. Bạn đường xa nên hóa ra gần. Xe Tây Ninh sáng nay chuyển bánh chở những niềm vui hớn hở đón xuân về. Bó hoa trong tay tôi như bỡ ngỡ e dè.


Tác Phẩm Xem Nhiều
Dòng Sông Quê Em - Tân Cổ
108,333 lượt xem lời bài hát
Vụ Án Mã Ngưu - Trích Đoạn
78,404 lượt xem lời bài hát
Người Tình Trên Chiến Trận - Trích Đoạn
75,774 lượt xem lời bài hát
Tâm Sự Mai Đình - Hàn Mặc Tử - Trích Đoạn
71,470 lượt xem lời bài hát
Sân Ga Chỉ Có Một Người - Vọng Cổ
68,265 lượt xem lời bài hát
Hàn Mặc Tử - Tâm Sự Mộng Cầm - Vọng Cổ
67,832 lượt xem lời bài hát
Máu Nhuộm Sân Chùa - Trích Đoạn
59,734 lượt xem lời bài hát
Giọt Men Tình - Vọng Cổ
45,619 lượt xem lời bài hát
Tìm Em Nơi Đâu - Tân Cổ
40,150 lượt xem lời bài hát
Chợ Mới - Vọng Cổ
38,347 lượt xem lời bài hát
Lan Và Điệp - Trích Đoạn
38,087 lượt xem lời bài hát
Lôi Vũ - Trích Đoạn
37,299 lượt xem lời bài hát
Lá Trầu Xanh - Vọng Cổ
35,890 lượt xem lời bài hát